Cổ phiếu leader và sự liên quan tới vùng điều chỉnh của thị trường chung

MARKET LEADER | Cổ phiếu Leader & Sự liên quan đến vùng điều chỉnh của Thị trường Chung


Trong cuốn sách của Mark Minervini có đề cập đến những cổ phiếu dẫn dắt thị trường (market leader): “Loại cổ phiếu tôi ưu thích đầu tư là cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Các công ty này có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất nhanh. Một doanh nghiệp như vậy thường đứng số 1,2,3 trong ngành. Các cổ phiếu này dễ dàng nhận ra nhưng hầu hết các nhà đầu tư khó khăn về tâm lý khi mua. Giá của những cổ phiếu này nằm trong nhóm những cổ phiếu đắt nhất. Chúng liên tục thiết lập các đỉnh cao mới. Chính sức mạnh giá mạnh đến mức không thể tưởng tượng nổi khiến hầu hết các nhà đầu tư nghĩ rằng, giá của những cổ phiếu này đã tăng quá nhanh. Đó là lý do phần lớn các nhà đầu tư e ngại mua những cổ phiếu có tiềm năng lớn nhất trở thành những siêu cổ phiếu”

“Các siêu cổ phiếu sẽ dẫn dắt thị trường chung tại những điểm đảo chiều quan trọng. Khi thị trường chung đang tạo đáy, các cổ phiếu dẫn dắt (là những cổ phiếu kháng cự tốt nhất xu hướng giảm) sẽ đảo chiều đầu tiên và tăng giá mạnh trước vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi các chỉ sống chung đảo chiều tăng giá. Những cổ phiếu dẫn dắt sẽ là những cái tên đầu tiên phá vỡ đỉnh cũ, thiết lập đỉnh mới trong khi chỉ số chung của thị trường mới bắt đầu tăng giá được một đoạn kể từ đáy. Lúc này, thị trường chung trông có vẻ ảm đạm đối với phần lớn các nhà đầu tư và các thông tin vẫn còn nghiêng về tiêu cực hoặc thận trọng. Cuối cùng, xu hướng tăng giá lan rộng ra nhiều cổ phiếu, đẩy chỉ số thị trường chung tăng giá.”

“Các cổ phiếu dẫn dắt thị trường có khuynh hướng báo trước cho xu hướng giảm điểm của thị trường. Khi thị trường tăng giá bước vào giai đoạn cuối (thường 1,2 năm tăng giá) nhiều cổ phiếu dẫn dắt sẽ bắt đầu đảo chiều trong khi các chỉ số thị trường chung vẫn tiếp tục lập đỉnh cao mới. Thông thường, sau khi các cổ phiếu dẫn dắt đạt đỉnh, dòng tiền sẽ rời bỏ những cổ phiếu dẫn dắt để đổ vào những cổ phiếu bị thị trường lãng quên (thường là các penny midcap) các cổ phiếu chạy sau (follow up stock) hoặc các nhóm cổ phiếu phòng thủ, chúng ít bị ảnh hưởng khi thị trường đi xuống. Khi bạn thực sự nhìn thấy sự xoay vòng của dòng tiền như trên, đó là dấu hiệu cảnh báo của thị trường chung có thể đang ở giai đoạn cuối của xu hướng tăng giá dài hạn.”
Hay như trong cuốn sách của Dan Zanger, ông ấy có viết: Phong cách giao dịch của tôi là sự kết hợp giữa việc (1) xác định các cổ phiếu dẫn đầu trên thị trường và (2) đang hình thành các mẫu hình biểu đồ. Tôi thường đồng hành với những cổ phiếu đang di chuyển tốt nhất trên thị trường. (Dan Zanger là một bậc thầy đầu tư về phương pháp chỉ sử dụng mẫu hình, giá & khối lượng)

Chắc hẳn đọc đến đây mọi người cũng sẽ có những hình dung & nhớ lại những gì Mark hay Dan hay bất kì người nào từng nói bạn nghe về Cổ phiếu dẫn sóng hay Dòng dẫn sóng. (Market Leader)
Những Dòng/cổ phiếu dẫn không khác gì với một câu về Lý thuyết con Ngựa mình đã từng đề cập: “Khi những con ngựa đầu đàn bị thương, là lúc những con ngựa theo sau cũng dừng chân”

Thị trường chứng khoán không khác gì một cuộc đua của những chú ngựa. Sẽ có những cổ phiếu dẫn dắt là những chú ngựa nhanh & khoẻ nhất – tạo đà chạy cho cả đàn. Chúng được gọi là những cổ phiếu leader – ngựa đầu đàn. Đàn ngựa cũng có tính dòng, khi con ngựa đầu đàn bị thương cả đoàn sẽ mất phương hướng & đó sẽ báo hiệu cho cả đàn dừng chân lại. Đây chính là thực tế dòng tiền trên thị trường chứng khoán!
Với những gì bạn đọc trên này, mình sẽ tóm tắt tại những keyword cần lưu ý:

 Diễn biến tâm lý thị trường: Trong lúc thị trường giảm, hoặc đảo chiều hoặc bật tăng từ vùng hỗ trợ, cả thị trường sẽ nhìn vào yếu tố tích cực, đó là những cổ phiếu tăng giá hoặc giảm ít hơn so với thị trường chung, điều đó cho thấy những cổ phiếu này có sự đỡ giá của tổ chức hoặc câu chuyện thực sự hấp dẫn của doanh nghiệp để thúc đẩy đà tăng này. Sự tích cực về giá này làm cho thị trường có xu hướng giảm đà bán & lôi kéo dòng tiền quay trở lại với các cổ phiếu tốt.

 CỔ PHIẾU DẪN SÓNG: LÀ CỔ PHIẾU CÓ ĐÀ TĂNG GIÁ RẤT MẠNH – NÓ LIÊN TỤC PHÁ ĐỈNH CŨ VÀ LẬP ĐỈNH CAO MỚI VỀ GIÁ – DOANH NGHIỆP CÓ CÂU CHUYỆN THỰC SỰ HẤP DẪN – VÀ CÓ GIÁ TRỊ THANH KHOẢN LỚN LÔI KÉO DÒNG TIỀN THỊ TRƯỜNG

 DÒNG DẪN SÓNG: LÀ TẬP HỢP NHIỀU CỔ PHIẾU DẪN SÓNG – CÁC CỔ PHIẾU TRONG CÙNG MỘT NGÀNH, HOẶC CÁC CỔ PHIẾU HƯỞNG LỢI CHUNG TỪ CHU KỲ KINH TẾ, CÓ MẪU HÌNH TÍCH LUỸ GẦN GIỐNG NHAU – CẢ DÒNG CÓ CÂU CHUYỆN THỰC SỰ HẤP DẪN TỪ CÂU CHUYỆN TĂNG DOANH THU & LỢI NHUẬN DO HƯỞNG LỢI TỪ CHU KÌ KINH TẾ HOẶC DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN – CÀNG TỐT NẾU GIÁ TRỊ THANH KHOẢN CẢ DÒNG CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG LÊN BỘ CHỈ SỐ CHUNG.

 Dòng/cổ phiếu dẫn sóng có khả năng ảnh hưởng lên thị trường vì chính sự tăng giá của nó phát động cho một nhịp tăng mới của thị trường & lôi cuốn dòng tiền vào các nhóm ngành KHÁC tạo ra sự lan toả và cuối cùng là nhịp luân phiên bùng nổ của các nhóm ngành (nhóm ngành phục hồi từ đáy, nhóm ngành phá hoại giảm liên tục dừng đà giảm, nhóm ngành có cơ bản & lợi nhuận tốt, nhóm ngành dẫn dắt thị trường… cuối cùng hỗ trợ thị trường tạo thành nhịp tăng giá mới.

 Dòng/cổ phiếu dẫn sóng bao giờ cũng là nhóm ngành phát động sự tăng giá đầu tiên khi thị trường đảo chiều hoặc ngay cả khi trong lúc thị trường giảm. Nó cho thấy sự kì vọng & sức mạnh giá của cổ phiếu và câu chuyện doanh nghiệp đủ sức hấp dẫn.

 Khi Dòng/cổ phiếu dẫn sóng gặp các phiên điều chỉnh, thường thị trường cũng sẽ điều chỉnh theo & nếu bước vào giai đoạn bức tốc thị trường cũng sẽ chạy rất mạnh. Đồng thời nếu đến giai đoạn đảo chiều hoặc phân phối – thị trường cũng sẽ tương tự. Vậy NHỊP ĐIỀU CHỈNH của thị trường chung hoàn toàn liên quan và chặt chẽ với dòng/cổ phiếu dẫn sóng.

Các ví dụ về giai đoạn từ 2021 đến thời điểm hiện tại:

(Thêm thông tin Giai đoạn đầu 2020) Từ giai đoạn giảm đầu tháng 3 – đến phiên upthurt 21/04 – cổ phiếu SHB DBC – trong đó nổi bật nhất ở giai đoạn thị trường giảm là cổ phiếu SHB – tăng giá rất mạnh đến thời điểm thị trường phục hồi, sau đó có phiên upthurst thì SHB tích luỹ lại và tăng tiếp giai đoạn còn lại. Riêng DBC khi thị trường xuất hiện phiên bùng nổ theo đà DBC cực kì mạnh mẽ, tăng giá mạnh khi thị trường vừa mới có phiên bùng nổ theo đà. Đà tăng giá này đạt mốc 300% từ phiên break kênh giá giảm. Sau đó khi DBC rơi, giảm sau khi tạo cú chạy nước rút thì thị trường chung cũng có nhịp điều chỉnh vào ngày 12/06/2020.
– …….
Đầu năm 2021 – Từ nhịp điều chỉnh ngày 19/01. Sau đó thị trường có phiên bùng nổ theo đà ngày 03/02/2021, thì chúng ta thấy một số tên tuổi tiếp tục tăng giá như SHB LPB… tiếp tục đà tăng giá sau nhịp điều chỉnh. Sau đó hồi phục về vùng giá 1200 và tích luỹ ở giai đoạn này, trong quá trình tích luỹ thì midcap, penny có xu hướng thu hút dòng tiền trong lúc vnindex đang sideway để tạo đà cho nhịp tăng giá.

– Đến ngày 01/01/2021 – các cổ phiếu dòng ngân hàng, thép, chứng khoán – đồng loạt break out ra khỏi mẫu hình tạo thành siêu sóng 3 dòng cùng một lúc – những tên tuổi leader như VND<SSI< HPG< HSG< MBB<STB<LPB…

– Các dòng, có đà tăng giá mạnh đến phiên ngày 8/06/2021 thì thị trường có phiên điều chỉnh, các cổ phiếu các dòng dẫn đồng thời giảm cùng một lúc.

– Sau đó thị trường lại được kéo tiếp một đoạn nữa bởi dòng chứng khoán (cả dòng) – đến ngày 06/07/2021 thì chính thức rơi và bước vào giai đoạn điều chỉnh thực sự. (các cổ phiếu leader như VND< SSI< SHS< FTS..)

– Thị trường tiếp tục điều chỉnh tiếp tạo thành mẫu hình VCP thu hẹp độ biến động, trong giai đoạn này thì các cổ phiếu midcap & penny chạy mạnh. Các cổ phiếu dòng dẫn khác thì tích luỹ lại.

– Trong đó các cổ phiếu midcap có sức mạnh tốt leader như dòng phân bón DPM< DCM,.. dòng vận tải biển HAH< VOS VNA, dòng thép NKG, HSG. Bất động sản có DIG< HDG, HDC, dòng đầu tư công (PLC< HT1<BCC< PC1… một sóng rất mạnh của các doanh nghiệp midcap.

Sau đó đến ngày: 20/08 là nhịp điều chỉnh rất mạnh của dòng ngân hàng sau khi phục hồi về đỉnh. Tiếp tục giảm. Những cái tên midcap vẫn giữ nguyên sức mạnh và kéo dài đà tăng giá.

– Tiếp tục phiên tăng giá ngày 27/10 – chúng ta lại thấy leader dòng chứng khoán VND xuất hiện kèm theo một số cái tên nhỏ như VIX, ART, BSI, SHS,…đến lúc VND điều chỉnh giảm là lúc thị trường rơi vào điều chỉnh – ngày 3/12.

– Bắt đầu từ nhịp này chúng ta lại thấy dòng tiền lại luân chuyển trở lại vào nhóm midcap với tâm điểm là DIG CEO LDG CII (LDG có hơi muộn hơn) – các cổ phiếu họ – dòng midcap/ penny đầu cơ dòng bất động sản. Chạy rất mạnh.
– Nhịp tăng này kết thúc khi vào ngày 12/01/2022, DIG CEO LDG CII có dấu hiệu lỏng lẻo và kết thúc đà tăng giá. Nhịp tăng giá ở giai đoạn hiện tại, bắt đầu từ thời điểm thị trường tìm thấy vùng cân bằng đầu tiên tại vùng giá 1430 -1445, chúng ta thấy rõ có 3 nhóm ngành tăng giá trong cả giai đoạn giảm là Ngân hàng, Dầu khí & Bđs Khu công nghiệp – với những cổ phiếu mạnh nhất là BID, STB, BSR, PVD, OIL, SZC, PHR, BCM… cùng với một vài tên tuổi khác. Dòng giảm ít nhất có thể thấy là Xây dựng, Bán lẻ & một vài cổ phiếu BĐS có sự đỡ giá hoặc đợt vừa rồi tăng giá không nhiều.

– Nhưng khi thị trường có phiên báo nỗ lực phục hồi đầu tiên, vào ngày 25/01 – chúng ta chỉ thấy sự xuất hiện của nhóm ngành ngân hàng (nhiều nhất, mạnh nhất & cả dòng tăng giá), BĐS khu công nghiệp & dầu khí. Trong đó mạnh nhất là BID STB – dầu khí BSR – Khu công nghiệp có SZC. Vậy thì rõ ràng chúng ta phải chú tâm vào sự vận động của nhóm những cổ phiếu mạnh nhất này, tăng giá ngay cả trong thời điểm thị trường giảm & tiếp tục đưa thị trường tăng giá được một giai đoạn.

 Tổng kết:

Đương nhiên, sự ảnh hưởng của các cổ phiếu leader & dòng dẫn vào thị trường là không bàn cãi, nhưng vẫn có những cổ phiếu ngoại lệ (không có khả năng ảnh hưởng lôi kéo dòng tiền vào thị trường) nhưng vẫn sẽ chạy tăng giá ngược do câu chuyện riêng thực sự hấp dẫn hoặc cổ đông cô đặc. Còn những dòng lớn như Ngân hàng, Bất động sản & BĐS khu công nghiệp, chứng khoán, Nhóm vật liệu, Nhóm đầu tư công, Nhóm cảng biển, vận tải biển (tuỳ giai đoạn)… hoàn toàn có thể lôi kéo dòng tiền vào thị trường và trở thành những cổ phiếu leader của nhịp tăng giá mới! Hoặc ít nhất là kìm hãm đà giảm của thị trường.

Việc chọn & mua được các cổ phiếu leader của từng giai đoạn không phải đơn giản! – Vì tại cùng 1 thời điểm sẽ có rất nhiều cổ phiếu xuất hiện. Hoặc chỉ khi cổ phiếu đã tăng một đoạn giá và thể hiện sức mạnh so với thị trường chung , lúc đó chúng ta mới nhận ra đây chính là cổ phiếu leader => nên lý thuyết để bàn luận thì khác, nhưng khi tham gia thị trường lại là một câu chuyện khác.

Giống như Darvas có chia sẻ về phương pháp giao dịch của mình để hạn chế rủi ro thì ông chia mua làm 4 mã – khi giả sử có 2 mã đúng 2 mã sai, ông sẽ bán ngay lập tức mã sai và dồn vào mã đúng. Có nghĩa ở đây chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng theo phương pháp của Darvas là lấy mẫu và theo dõi! Chứ thực sự để nhận diện & chọn đúng ngay cổ phiếu leader nó cũng là một việc cực kì khó! Hoặc chỉ khi nó là leader rồi, nhà đầu tư sau quá trình giao dịch cảm nhận được sự đồng nhịp của cổ phiếu này & thị trường thì chúng ta nhận ra, dùng phương pháp như Darvas (ra yếu vào mạnh) tìm cách để tham gia cổ phiếu này thì đúng hơn!

– Cuối cùng, cực kì quan trọng là cho dù bạn có mua leader hay không? Thì ở mỗi giai đoạn, chúng ta cần lưu ý nhận diện ra các cổ phiếu này hay dòng dẫn dắt để biết dòng tiền đang luân chuyển vào nhóm nào! Cùng với đó là luôn lưu ý & chuẩn bị cho sự đảo chiều của nhóm này để quan sát thị trường chung & cổ phiếu chúng ta đang nắm giữ!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Nguồn: https://fireant.page.link/YgeovNBntecK5Jwu9

Một bài viết khác về DÒNG DẪN SÓNG đã viết trên Uptrend.vn anh chị em có thể tham khảo tại: https://uptrend.vn/dongdansong/