Giá dầu thế giới ảnh hưởng thế nào tới cổ phiếu dầu khí

GIÁ DẦU THẾ GIỚI

 

– Mua cổ phiếu dầu khí?
– Cổ phiếu dầu khí là cổ phiếu nào?
– Thì cứ có chữ P là nó đó?
– Thế sao thằng GAS, BSR, OIL ko có chữ P?
– Thì nó là thằng to?
– Thế sao có lúc giá dầu thế giới tăng…giá cổ phiếu lại giảm?
– Có lúc giá dầu thế giới giảm…giá cổ phiếu lại tăng?
– Ơ…không biết
PHÂN NHÓM CỔ PHIẾU DẦU KHÍ

 

Dù có sự khác nhau về các yếu tố cơ bản, giá cổ phiếu ngành dầu khí đều có tương quan với giá dầu, hay nói cách khác độ “nhạy” của giá cổ phiếu với giá dầu. Theo ảnh minh hoạ có thể thấy SSI Reasearch được tạm chia làm 3 nhóm: Thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Nhìn hình là anh em hiểu họ sẽ đóng vai trò nào trong chuỗi cung ứng từ những giọt dầu được khoan, hút lên….và đưa đi đến các doanh nghiệp, người dân.
 

 

TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN LỢI NHUẬN CÁC DN DẦU KHÍ

Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GAS (tăng/giảm doanh thu & biên lợi nhuận, và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao), cũng như PLX & OIL (tăng/giảm doanh thu & lãi/lỗ hàng tồn kho) và BSR (tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho).

Trong khi đó, đối với các công ty dầu khí upstream (PVD & PVS), giá dầu không ảnh hưởng ngay đến lợi nhuận ròng của công ty trong ngắn hạn do các công ty này dựa và các dự án, mang tính chất dài hạn hơn. Mặc dù vậy, ước tính mảng khoan của PVD hồi phục từ Q2/2021 và ghi nhận lợi nhuận từ 2022 nhờ hiệu suất sử dụng và giá thuê tăng. Giá dầu duy trì tích cực sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thăm dò khai thác, đặc biệt là việc triển khai các dự án lớn, giúp đem lại khối lượng công việc tiềm năng cho PVD, PVS trong dài hạn.
Đối với các công ty sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào như điện khí, đạm, giá dầu tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty đạm vẫn có khả năng tăng giá bán do nguồn cung tại Trung Quốc vẫn còn hạn chế.

 

Đối với điện khí, giá khí tăng có thể chuyển ngang một phần vào sản lượng hợp đồng PPA với tỷ lệ sản lượng hợp đồng năm 2022 là 80% theo kế hoạch của EVN/AO. Tuy nhiên, giá khí cao sẽ làm các nhà máy điện khí kém cạnh tranh hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng chào bán trên thị trường cạnh tranh.
 
CÂU CHUYỆN KHAI THÁC CỦA VIỆT NAM

Trong giai đoạn 2016-2021, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí (E&P) của Việt Nam không sôi động, nguyên nhân chính là do các mỏ gần bờ, có trữ lượng lớn như Bạch Hổ (mỏ dầu), Lô 6.1 (Lan Tây, Lan Đỏ), 11.2, Chim sáo,… đang đến những năm cuối của vòng đời khai thác. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN cũng như các đơn vị thành viên.
Mặc dù giá dầu tăng mạnh trong 2021, đây không phải là năm bận rộn của hoạt động E&P tại Việt Nam. Về sản lượng tiêu thụ khí, đợt bùng phát Covid-19 và giãn cách xã hội khiến nhu cầu từ nhà máy điện khí cũng như khu công nghiệp giảm. Do đó, sản lượng khí chỉ ở mức 7,1 tỷ m3 trong 2021, giảm -20% YoY. Thị trường khí trong nước chuyển từ thiếu cung sang thừa cung trong 2020-2021 do đại dịch.
Năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn, giảm -5% YoY, khi các mỏ trữ lượng cao hiện tại dần cạn kiệt. Về hoạt động khai thác, không có hoạt động thăm dò lớn trong năm 2021 (năm 2020, Việt Nam đã thăm dò thành công mỏ Kèn Bầu 2x – đây là tìm kiếm có sản lượng lớn nhất Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua theo Wood Mackenzie).

CẬP NHẬT CÁC DỰ ÁN LỚN TẠI VIỆT NAM

Chi tiết tiến độ từng dự án, để xem, các doanh nghiệp có dự án nào, làm ăn đến đâu, để còn hạch toán báo cáo lợi nhuận
– Dự án LNG Thị Vải – dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam

Dự án LNG Thị Vải – dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam – đã hoàn thành trên 90% tiến độ xây dựng kho chứa LNG trong giai đoạn 1. Với GAS đóng vai trò là nhà đầu tư kho chứa và đường ống, Việt Nam có thể nhập khẩu LNG lần đầu tiên vào tháng 11/2022 để bù đắp cho sản lượng thiếu tại bể ngoài khơi Nam Côn Sơn. LNG sẽ là nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 dự kiến bắt đầu từ 2023.

– Mỏ Sư Tử Trắng – GĐ 2A

Mỏ Sư Tử Trắng – GĐ 2A: Dòng khí đầu tiên khai thác từ mỏ Sư Tử Trắng – GĐ 2A (ở Block 15.1) đã vào bờ ngày 18/6/2021. Mỏ Sư Tử Trắng – GĐ 2A bao gồm 3 giếng với tổng trữ lượng khí là 5,5 tỷ m3 và 63 triệu thùng condensate sẽ được khai thác từ 2021- 2025. Hợp đồng thăm dò dầu khí tại Block 15.1 đã được ký kết bởi PetroVietnam, PVEP, Perenco, KNOC, SK, Geopetrol và do Cửu Long JOC vận hành. Nguồn khí từ mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2, Sao Vàng, Đại Nguyệt, Thiên Ưng, Đại Hùng được thiết kế để dẫn qua đường ống Nam Côn Sơn 2 – GĐ 2 với tổng công suất đường ống đạt 7 tỷ m3/năm. Dự kiến Sư Tử Trắng giai đoạn 2B sẽ đi vào hoạt động sớm nhất vào năm 2024 với sản lượng khí hàng năm đạt 2 tỷ m3 trong vòng 10 năm.

– Block B
Một trong những động thái tích cực là tài trợ dự án Nhà máy điện Ô Môn III qua nguồn vốn ODA, theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2020. Quyết định tài trợ dự án nhà máy điện này có thể mở đường cho dự án Block B và Ô Môn nhận quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối năm 2022. Chúng tôi kì vọng dự án sẽ khởi công trong 2022-2023 để cho dòng khí đầu tiên vào 2025. Chúng tôi ước tính dự án khởi công vào 2022- 2023 và cho dòng khí đầu tiên vào 2025.
Tổng vốn đầu tư là 10 tỷ USD, trong đó gía trị backlog mảng EPC là 4,6 tỷ USD. Ở khâu thượng nguồn (upstream), có 911 giếng khai thác, 1 giàn xử lý trung tâm, 1 giàn nhà ở, 52 giàn đầu giếng và 1 tàu FSO. Đường ống ngoài khơi và trên bờ tương ứng dài 292 km và 102 km. 4 nhà máy điện khí là Ô Môn 1 (660 MW), Ô Môn 2,3, 4 (3×1050 MW). GAS, PVD và PVS được cho là là những công ty hưởng lợi từ siêu dự án từ 2023.

Đọc thêm: https://dstock.vndirect.com.vn/trung-tam-phan-tich/bao-cao-nganh/nganh-dau-khi-co-phieu-dau-khi-nao-se-huong-loi-tu-chuoi-du-an-lo-b-o-mon-10086444

– Các dự án LNG
Theo quy hoạch ngành công nghiệp khí đến năm 2035, nhu cầu tiêu thụ khí ở Việt Nam sẽ đạt 23-31 tỷ m3 vào năm 2035, trong đó nguồn cung khí thiên nhiên là 17-21 tr m3, phần còn lại sẽ được đáp ứng bằng LNG nhập khẩu.
Chính phủ đặt mục tiêu nâng tỉ trọng nguồn điện khí để đạt được mục tiêu giảm khí thải. Trong dự thảo quy hoạch điện 8 được công bố vào tháng 11/2021, công suất điện khí sẽ được nâng lên gần 55 GW vào năm 2035 (trong đó điện khí từ LNG là 40 GW), tăng rất mạnh so với tổng công suất điện khí ở mức hiện tại là 9 GW vào cuối năm 2021. GAS và PVS được cho sẽ là các công ty được hưởng lợi từ xu hướng đầu tư vào các khu phức hợp LNG.

Nguồn tham khảo: https://www.facebook.com/CaVatTim.Money/