5 BÀI HỌC RÚT RA TỪ MỘT THƯƠNG VỤ BẮT ĐÁY

Hôm nay người thầy đầu tiên mình khá quý mến trong ngành chứng khoán đăng đàn nói về việc bắt đáy sai. Đúng sai là chuyện thường tình, chẳng ai đúng mãi. Nhưng quan trọng bài học rút ra từ chuyện sai đó có đúng không? Nếu mình rút bài học sai, thì chắc chắn trong tương lai sẽ lập lại những sai lầm còn hơn thế. Vấn đề khác biệt tư duy, mình không tiện góp ý. Vì vậy, mình viết một vài gạch đầu dòng ra đây, coi như là chia sẻ, mọi người tham khảo:

Bài học thứ 1: Không bắt đáy. Không quan tâm mọi loại cổ phiếu downtrend. Chỉ với quy tắc này đời bạn đã khỏe rồi.

Bài học thứ 2: Đừng bao giờ chia sẻ quan điểm về cổ phiếu mình mua, giá vốn, và khẳng định một điều gì trên cộng đồng facebook. Nó sẽ làm bạn bị neo định kiến, chậm trễ cắt lỗ hơn bình thường. Trong đầu bạn sẽ nghĩ: à giờ mà cắt lỗ hóa ra mình thua chúng nó à? Trong khi bạn được gì? Đúng, thì chúng nó cũng chẳng khen thêm 1 câu đâu. Còn sai thì bạn phải ăn gạch đá và một khoản lỗ sâu hơn bình thường. vì thế:

“Trong đầu tư, cứ im lặng mà làm” – Soros.

Bài học thứ 3: Đừng bao giờ cho rằng thị trường phi lý, thị trường ngu. Hay coi đám đông là lũ thiếu lý trí, cảm xúc và dốt nát không biết giá trị của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, mình kiếm tiền nhờ thị trường, và kiếm được nhiều khi nó vui vẻ, hào phóng. Lúc nó đang cáu, đang bực, đừng có khản cổ lên cãi sao mày vô lý thế? Nó như con vợ mình vậy. Nó luôn đúng! Mình luôn sai và phải biết nhận lỗi kể cả ko có lỗi nữa. Nếu không thừa nhận điều này, bạn sẽ không thể tham gia thị trường được.

Thị trường nhiều KINH NGHIỆM – MẠNH và SỐNG LÂU HƠN hơn BẤT KỲ AI ở cái tt này.

Bài học 4: Mọi giá trị đều có thể thay đổi. Người ta rất hay bắt đáy vì nghĩ rằng, doanh nghiệp đó vẫn thế, giá giảm => một món hời. Cái từ “vẫn thế” nó rất mông lung. Đặc biệt trong dịch như thế này. Có khi chính doanh nghiệp bây giờ còn chưa biết sắp tới sẽ vượt qua như thế nào, chính chúng ta bây giờ cũng vậy. Làm sao chúng ta khẳng định được cái sự “vẫn thế?”

Bài học 5: Quản trị rủi ro, phải nghĩ tới rủi ro trước!!. Sai đúng không quan trọng, quan trọng là khi đúng được bao nhiêu tiền, khi sai mất bao nhiều tiền – Soros.

Khi bắt đáy mà người ấy đã lựa chọn full margin ngay từ bước bắt đáy đầu tiên là quá tự tin. Là thử độ sâu của dòng sông bằng cả 2 chân. Điều đó đã tước đi cơ hội quản trị rủi ro khi chỉ cần biến động nhỏ số lỗ đã là lớn, khó cắt lỗ rồi….