DÒNG DẪN SÓNG và CÁCH NHẬN BIẾT DÒNG DẪN SÓNG TRÊN TTCK

Khi thị trường chung đi lên thì dòng dẫn sóng là dòng lên chính của thị trường, mỗi biến động tăng giảm của dòng này đều gây hiệu ứng lan tỏa rõ rệt lên thị trường chung mà nhà đầu tư khi có thâm niên trên thị trường có thể cảm nhận được một cách khá rõ nét. Việc nhận biết được dòng dẫn sóng là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới mức lợi nhuận bạn thu được trong một chu kỳ sóng bởi khi thị trường đi lên thì thường có sự phân hóa mạnh mẽ (nhất là từ năm 2016 trở về nay), không phải hầu hết các cổ phiếu đều tối ưu.

Một số dòng dẫn sóng những năm gần đây: Dòng thép 2013 (HSG dẫn sóng), Dòng chứng khoán đầu 2014 (HCM dẫn sóng), Dòng dầu khí cuối 2014 (GAS dẫn sóng), Ngân hàng 2015 (VCB dẫn sóng), Thép 2016 (HSG dẫn sóng)

Việc chọn đúng dòng dẫn sóng sẽ giúp nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận ấn tượng mà độ rủi ro thậm chí còn giảm đi so với thị trường chung, bởi vì dòng dẫn sóng luôn TĂNG ĐẦU TIÊN, TĂNG MẠNH NHẤT VÀ GIẢM GẦN NHƯ SAU CÙNG so với các mã khác cùng ngành. (Bởi vì dòng tiền cả thị trường dồn vào dòng dẫn sóng, khi tăng hết dư địa rồi dòng tiền mới phân phối dần, chạy sang các cổ phiếu yếu kém hơn)

I. CÁCH NHẬN BIẾT DÒNG CỔ PHIẾU DẪN SÓNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN (NGẮN GỌN)

1. CẢ NGÀNH, CẢ DÒNG ấy có sự tích lũy chặt chẽ, càng chặt chẽ càng tốt, biểu đồ mượt mà, bằng phẳng.
2. Dòng đó phải có thanh khoản lớn, đủ sức lan tỏa, ảnh hưởng, cổ vũ vận động được thị trường: các ngành có tiền sử dẫn sóng thị trường: Ngân hàng, dầu khí, chứng khoán, thép…
3. Dòng đó được hưởng THIÊN THỜI, như chu kỳ kinh tế, chu kỳ ngành vào giai đoạn bùng nổ, hưởng lợi từ chính sách. Trong lý thuyết của gọi là có câu chuyện để kể.
4. LÀ DÒNG TĂNG ĐẦU TIÊN VÀ MẠNH MẼ NHẤT của cả thị trường. Trong cả dòng sẽ có mã leader, mã này là mạnh mẽ nhất, ĐÓNG TRẦN đầu tiên..

Bài viết dưới đây sẽ minh họa rõ hơn các đặc điểm nêu trên:

              ===================================================================


ĐẶC ĐIỂM CỦA DÒNG DẪN SÓNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Điều đầu tiên là bạn phải chú ý đến độ tích lũy của cả dòng, hầu hết các dòng dẫn sóng lớn đều có sự tích lũy tốt trước đó. Việc tích lũy theo dòng có thể tích lũy theo 3 dạng mô hình phổ biến: Tích lũy nền phẳng, tích lũy dạng cốc tay cầm lớn, hoặc tích lũy dạng 2 đáy lớn. Ở Việt Nam, tích lũy nền phẳng dài là tích lũy phổ biến nhất trong những năm gần đây. Có một câu nói ” Muốn biết một tòa nhà kia cao bao nhiêu thì phải xem cái móng của nó” và cũng như vậy, trong đầu tư nếu bạn muốn biết cổ phiếu tăng bao nhiêu, trong bao lâu thì hãy nhìn đến cái nền tẳng đi lên của cổ phiếu đó.

Trong dòng dẫn sóng sẽ có một cổ phiếu đi lên trước báo hiệu cho cả dòng. Cổ phiếu đi lên đầu tiên đó chính là cổ phiếu dẫn sóng. Cổ phiếu dẫn sóng thường sẽ có tích lũy về giá tốt nhất trong dòng.

Dòng dẫn sóng thường có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu, lợi nhuận do chu kỳ ngành, chu kỳ nền kinh tế, hoặc do hưởng lợi từ chính sách. Nhà đầu tư có thể nhận biết được thông qua kết hợp phân tích tin tức vĩ mô và đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp qua các quý. Nhìn chung mọi thứ sẽ được phản ánh vào giá vì vậy việc đọc tốt biểu đồ giá sẽ là lợi thế lớn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, đặc biệt là nhà đầu tư không chuyên.

III. Một số ví dụ về dòng dẫn sóng qua các năm:

Sóng thép năm 2013:

 

Trên là biểu đồ cổ phiếu HSG – cổ phiếu dẫn sóng thép năm 2013 so vơi sức tăng của VNINDEX. Như các bạn thấy sau một quá trình tích lũy dài (các cổ phiếu khác như hpg, nkg, tlh, smc đều không có sự tích lũy như thế và sức tăng cũng không mạnh như hsg) thì đầu năm 2013 HSG bắt đầu chu kỳ tăng mạnh mẽ từ vùng giá 4.000/1cp lên vùng giá gần 13.000/1cp tương đương với mức tăng khoảng 300% chỉ trong vòng 6 tháng trong khi đó VNINDEX chỉ tăng được 25%. Một lưu ý nhỏ nữa là thị trường chung có sự đồng pha với HSG, khi HSG tăng thì thị trường chung cũng tăng, khi HSG điều chỉnh, tích lũy thì thì trường chung cũng bước vào điều chỉnh tích lũy.

Sóng chứng khoán và dòng dầu khí năm 2014.

Dòng chứng khoán năm 2014 diễn ra chỉ trong 3 tháng quý 1 với sự dẫn đầu của cổ phiếu HCM, một điều đặc biệt của năm này là HCM đã bắt đầu chu trình tăng (cuối năm 2013) trước cả thị trường chung và các cổ phiếu khác cùng nghành. Tăng theo sau HCM là SSI, VND, SHS với mức tăng cũng rất ấn tượng, khoảng gần 100% chỉ sau vài tháng, trong khi VNINDEX chỉ tăng có 20%.

Cũng trong năm 2014, GAS là dòng dẫn sóng cùng với dòng chứng khoán. Vậy là có 2 dòng dẫn sóng. Dòng dầu khí với sự dẫn dắt của GAS (tăng 100% sau gần 9 tháng) đã có sức tăng kéo dài hơn so với dòng chứng khoán giúp vnindex không bị rớt điểm khi dòng chứng khoán bước vào nhịp chỉnh.

Sóng ngân hàng năm 2015.

Năm 2015 thị trường chung biến động tăng giảm không rõ rêt và khá rủi ro, sức tăng cũng không mạnh, đáng chú ý là VCB – cổ phiếu dẫn đầu sóng bank năm 2015 này. Sở dĩ VCB là cổ phiếu dẫn sóng mà không phải là CTG, BID hay MBB,( mặc dù mức tăng của các cổ phiếu cùng ngành đều rất ấn tượng) là do VCB là cổ phiếu tăng đầu tiên trong nghành và so với thị trường khi mà sau một thời gian tích lũy dài VCB đã bắt đầu chu kỳ tăng từ cuối năm 2014.

Sóng thép năm 2016

Dòng thép năm 2016 dẫn đầu là HSG với mức tăng trên 100% chỉ sau 3 tháng, theo sau đó là HPG, NKG, TLH và SMC cũng có mức tăng rất ấn tượng. Như HSG là đi lên từ nền tảng dài kết hợp với mô hình cốc tay cầm. Một điều đáng chú ý là dòng thép năm 2016 được hưởng lợi từ chính sách thuế nhập khẩu của chính phủ ban hành.

Kết luận: Thị trường chung đi lên luôn luôn cần có dòng dẫn sóng, việc nhận diện dòng dẫn sóng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư chiến thắng được thị trường. Dòng dẫn sóng có thể được nhận diện thông qua việc đọc biểu đồ trong một khung thời gian thích hợp với một phương pháp phù hợp.

Nguồn: Vũ Đức Hiệp – F189.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *