Các đặc điểm của một môi giới làm việc có tâm

Các đặc điểm của một môi giới làm việc có tâm

Bản thân mình là một môi giới, mà viết bài này thì kể cũng hơi buồn cười. Nhưng qua quá trình làm việc tại công ty chứng khoán, nhận thấy có quá trời những thứ nói nhẹ thì là không thật, nói nặng thì là …. dối trá.

Trong khi đó thì lên trên mạng 10 tút facebook thì có đến 9 tút của môi giới, ai cũng nhận mình là có tâm (thậm chí có…..TẦM). Cái này thực sự cũng rất là khó cho anh chị em khách hàng, vì vậy ngồi ngẫm nghĩ các tiêu chí qua trải nghiệm của mình viết nên bài này. Anh chị em đọc tham khảo nhé.

“Tâm” ở đây đề cập đến khía cạnh công việc, nghĩa là một người môi giới “làm việc có tâm” chứ Không bàn tới các giá trị khó hiểu khác, tôi định nghĩa làm việc có tâm là làm việc tử tế, có trách nhiệm với khách hàng và đặt quyền lợi của khách hàng là ưu tiên.

1. Môi giới cần phải có kiến thức trình độ và hệ thống giao dịch khoa học, rõ ràng minh bạch.

Dấu hiệu tốt:

Môi giới có thể GIẢI THÍCH RÕ RÀNG cho khách hàng hiểu lý do tại sao lại MUA tài sản đó. Các lý do giải thích phải đơn giản, dễ hiểu, không màu mè nguy hiểm, không thuyết âm mưu.

Môi giới phải nêu rõ từ ban đầu cho khách hàng hiểu các CƠ HỘI và RỦI RO trong một case đầu tư đề xuất.

Tuân thủ tuyệt đối quy tắc giao dịch, kỷ luật giao dịch (đầu tư) đã đề ra với khách hàng. Trả lời được cụ thể thời điểm, lý do MUA, PHÂN BỔ VỐN, và BÁN.
Đó cũng như là một bản cam kết với khách hàng với môi giới, để làm việc được thuận tiện.

Quản trị rủi ro tốt.

Có các bằng cấp chứng chỉ thì càng tốt, nhưng theo tôi thì các bằng cấp hiện giờ chỉ thể hiện là anh đã bỏ công cày bừa đến mức nào, và tốn bao nhiêu tiền cho cái bằng ấy. Bằng cấp cũng là một dịch vụ thôi mà. Tôi đã thấy CFA LV1 và cả LV2 và đầu tư thua lỗ, không phương hướng phương pháp gì hết.
Vì vậy, việc thể hiện trình độ thực chiến chủ yếu vẫn nên là LỢI NHUẬN qua các năm quản lý tài khoản cho bạn. Có thắng, có thua, nhưng thắng lợi nhuận tốt, thua thì tiền mât ít, đó là người có kinh nghiệm thực chiến cao.

Khiêm tốn, luôn tập trung vào thế mạnh của bản thân môi giới, cái gì ngoài phạm vi, không khoác lác, chém gió.

Dù thời gian chưa nhiều, nhưng ÍT NHẤT cũng phải trải qua đủ một giai đoạn lên và một giai đoạn xuống của thị trường.

Dấu hiệu xấu:

Không có phương pháp gì hết, khi bạn hỏi, thì hay trả lời chung chung. Ví dụ: à thấy rẻ thì mua, giá này hợp lý rồi, con này cơ bản tốt, anh biết tin, hoặc tệ hơn, …..cứ mua đi rồi sau này a giải thích…..

Mua bán lung tung, không có kế hoạch gì trước. hành động thường xuyên theo cảm xúc.

Bạn luôn bị hoang mang, không biết thực trạng cổ phiếu, khoản đầu tư của mình đang thế nào, tất cả chỉ hi vọng

Luôn chỉ nói với bạn về cơ hội, về kiếm lời và về lợi nhuận. Luôn dùng từ “Chắc chắn”. Không có yếu tố gì về quản trị rủi ro.

Môi giới cái gì cũng tỏ ra biết, tỏ ra giỏi. Từ vĩ mô, cơ bản, tới phân tích kỹ thuật. Từ đầu tư giá trị, tới đầu cơ lướt sóng.
Tin tôi đi, bốc phét đấy.

Môi giới vừa mới tốt nghiệp đại học. Chưa có tháng kinh nghiệm nào về đầu tư, suốt ngày chỉ: Miễn phí giao dịch, lãi vay rẻ nhất thị trường, bla bla….

2. Môi giới cũng cần là người có tiền.

Có câu nói, Thị trường chứng khoán là người đi Roll Royce hỏi ý kiến của những người đi tàu điện ngầm. Bạn nhiều tiền hơn môi giới nhiều, đó là điều bình thường vì bạn có thể thành công vang dội ở lĩnh vực nào đó và chuyển sang lĩnh vực đầu tư. Bạn xuất sắc ở lĩnh vực khác, tuy nhiên khi tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc lĩnh vực mới, bạn vẫn sẽ bắt đầu ở trình độ Amateur, phải không? Còn môi giới là người làm việc chuyên môn trong lĩnh vực ấy, nên chắc chắn có nhiều kinh nghiệm, kiến thức hơn bạn ít nhất là trong giai đoạn đầu tiên bạn tham gia vào thị trường. Vì vậy, việc bạn nhiều tiền hơn, và tham khảo ý kiến của “những người ít tiền hơn” là điều bình thường nhé.

Vậy vấn đề “môi giới cũng cần là người có tiền” tôi đề cập nghĩa là sao. Nghĩa là họ cũng phải có kết quả trong đầu tư để có một tài chính tương đối ổn và họ có lượng khách hàng đủ lớn.

Trông họ đừng có nhếch nhác hoặc nghèo quá. Ok, tôi đồng ý với bạn không nên đánh giá qua vẻ bề ngoài, và có những bạn vừa mới bắt đầu vào thị trường có thể tư duy tốt này nọ, nhưng bạn thấy đấy, kết quả chưa có, thì bạn có nên tin tưởng tư vấn quản trị tài sản hay không? tiêu chí này có thể loại bỏ một loạt các bạn sinh viên mới ra trường đi tư vấn rồi đấy.

Họ đầu tư còn không thắng lợi, thì tư vấn ai. Muốn biết họ tài chính tương đối ổn, chỉ cần gặp gỡ bạn sẽ biết được phong thái, cách sử dụng đồng tiền của họ, và hãy quan tâm tới những thứ “vô tình” xuất hiện trên facebook nhé.

Bạn không thể nhờ một người không kiếm được tiền trên thị trường tư vấn cho bạn cách kiếm tiền được. Thật nực cười. Và tin tôi đi, người kiếm được tiền có thể không sang chảnh này nọ, tuy nhiên người ăn mặc lôi thôi bừa bãi và đồ đạc sử dụng toàn đồ hàng lởm, tôi không tin là có tiền. 90% là không có gì. Tôi không phải là người ưa đánh giá qua hình thức, mà đó là trải nghiệm của tôi từ trước đến này. Sạch sẽ, chỉn chu, lịch sự thì làm việc. Lung tung, luộm thuộm, đồ đạc vớ vẩn, tìm đối tác khác.

Người môi giới  tốt, thường là người có tương đối khách hàng, và quan trọng là có những khách hàng gắn bó càng lâu càng tốt. Họ không bị áp lực về doanh số mà luôn nằm trong top doanh số cao của công ty. Việc này không đồng nghĩa với việc họ “quay phí” hay “khuyến khích mọi người giao dịch” liên tục nhé. Hãy để ý vế đầu của tôi đề cập, họ có nhiều khách hàng.

Bạn nghĩ gì về môi giới có ít khách hàng, và luôn phải suy nghĩ về chỉ tiêu doanh số giao dịch?

Cuộc sống họ còn đang phải lo, làm sao họ nghĩ tới những vấn đề lớn và quan tâm tới bạn được. ÍT khách hàng, vì sao? và ít khách mà muốn đảm bảo chỉ tiêu giao dịch, theo bạn nghĩ phải làm thế nào?

Làm sao bạn biết họ ít khách hàng? Đơn giản lắm, xem room khách hàng của họ. Khi tệp khách hàng lớn, họ chắc chắn phải có GROUP để chăm sóc. Họ làm việc tập trung ở những room chính, đưa quyền lợi từ kiến thức và khuyến nghị tới TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CÙNG MỘT LÚC, không biệt bất kỳ vốn lớn, vốn nhỏ. MG có tệp khách hàng nhỏ sẽ chủ động inbox từng người, tâm sự, thủ thỉ, khuyến nghị riêng lẻ. Khách lớn thì chăm sóc nhiều, khách nhỏ thì bỏ bẵng không chăm sóc. Có đúng như vậy không?

(MG có tệp khách hàng lớn nhưng khi bạn inbox và có những khó khăn cần giải quyết thì đều lập tức trả lời và hỗ trợ ngay chứ không phải không trả lời – trừ trường hợp bất khả kháng, hoặc không tiện trả lời ngay. Còn những người không trả lời thì đều cần phải ? về thái độ và trách nhiệm với công việc, dù bạn có NAV bao nhiêu đi chăng nữa)

…………