Lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM cho TTCK Việt Nam

Bài viết về canslim và minh họa lọc cổ phiếu năm 2015

CANSLIM là một hệ thống đầu tư vào cổ phiếu dẫn đầu trong các thời kỳ tăng trưởng của TTCK. Nó gồm 7 đặc điểm làm nên sự thành công của các cổ phiếu dẫn đầu chất lượng cao.

C — Tăng trưởng thu nhập quý

A — Tăng trưởng thu nhập năm

N — Sản phẩm & dịch vụ độc đáo& ban lãnh đạo mới & đạt mức giá trần mới

S — Số lượng cung cầu cổ phiếu trên thị trường tự do

L — Dẫn đầu về mức biến động thị giá trong 1 năm khi so sánh với chỉ số và các mã khác trên sàn.

I — Sự bảo trợ của các tổ chức, quỹ đầu tư, ngân hàng

M — Xu hướng thị trường (nhận biết đỉnh và đáy của ttck)

Phần 1 — Lý thuyết về Canslim

C— Tăng trưởng thu nhập quý — Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất)

– Tăng trưởng EPS quý gần nhất & quý gần nhì đạt tối thiểu 20%-25% so với cùng kỳ, ví dụ: Q3/2015 so sánh với Q3/2014, không nên so sánh với quý liền kề trước đó (Q2/2015) vì yếu tố thời vụ trong mỗi ngành nghề, chẳng hạn: BDS lợi nhuận thường rơi vào Q3&Q4,….

– Tăng trưởng lợi nhuận phải được đi kèm cùng tăng trưởng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu phải đạt 20–25% hoặc mức tăng trưởng cho thấy được sự thay đổi và đang tăng lên, chẳng hạn : Q1(5%) — Q2 (10%) — Q3(20%). Những doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao nhưng không đi kèm tăng trưởng doanh thu thì nên đặt nghi vấn lớn.

– Thu nhập phải đến từ ngành nghề chính, loại bỏ các yếu tố đột biến chỉ xảy ra 1 lần như: bán bds, bán cổ phần đầu tư tài chính, chênh lệch tỷ giá,…

Quan điểm của tôi cho rằng không nên đảo thứ tự các yếu tố trong canslim, vẫn nên chọn hàng tốt trước sau đó mới chọn vùng mua khi TT có dấu hiệu đảo chiều tại đáy. Có 2 công cụ để lọc các cổ phiếu do mỗi ndt đặt ra:

1/ Làm thủ công truyền thống. Vào cuối mỗi quý các ndt sẽ tập hợp các BCTC và lọc ra các chỉ tiêu mình yêu cầu.

2/ Dựa vào các trang web tài chính đã có số liệu sẵn để lọc. Ở đây tôi xin chia sẻ 1 trang web mà tôi hay sử dụng để lọc

https://www.dag.vn/StockScreener.aspx

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay chúng ta đã trải qua rất nhiều con sóng, mỗi năm đều xuất hiện lên những cổ phiếu dẫn đầu đem lại lợi nhuận xứng đáng với công sức bỏ ra của chúng ta nếu chịu tìm tòi, học hỏi. Những cổ phiếu chất lượng cao đã từng dẫn đầu thời gian qua: BMC, BMP, PTB, CVT, FMC, SKG, SCL, HSG, TMT, HTL,CEO, TNG, CTD, TCT. Các cổ phiếu này đều có sự bùng nổ về doanh thu và EPS trong những quý gần nhất trước khi có sự bùng nổ về giá.

Hàng quý có khoảng 90% tổng số cổ phiếu trên cả 2 sàn không thỏa mãn tiêu chí này. Vậy không có lí do gì chúng ta lại lựa chọn những doanh nghiệp hoạt động kém để đầu tư. Hàng chất lượng vẫn luôn hiện hữu mỗi năm. Khi đánh giá một cp có thỏa canslim hay không thì phải xét cả 3 yếu tố: thiên thời — địa lợi — nhân hòa.

  • Thiên: Là thị trường
  • Địa: Là doanh nghiệp
  • Nhân: Là tổ chức, quỹ đầu tư, lãnh đạo, đội lái, những thế lực phía sau mỗi doanh nghiệp.

Thiếu 1 trong 3 sẽ không hoàn thành được Canslim.

Thảo luận thêm một chút về yếu tố đột biến làm thu nhập của quý tăng bất thường. Thực trạng hiện nay có một số doanh nghiệp dùng một số thủ thuật nhỏ làm đẹp BCTC nhằm thao túng giá hoặc phát hành thêm. Nên mọi người cần cần thận với các khoản thu nhập đến từ doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí tài chính. Điển hình là các cổ phiếu thủy điện và ximang, thường xuyên xảy ra tình trạng lãi lỗ bất thường từ tỷ giá. Hoặc lợi nhuận bất thường từ bán tàu, chuyển nhượng bds như: VIP, VGP, SD1,…..

Khi một doanh nghiệp báo cáo tăng trưởng tốt tôi thường kiểm tra các doanh nghiệp khác trong cùng ngành xem có đạt mức tăng trưởng hợp lí không.

Về quan điểm của tôi thì tôi luôn đặt tiêu chí tăng trưởng quý là yếu tố quan trọng đầu tiên mà tôi lọc cổ phiếu. Có một số doanh nghiệp vì mục đích nào đó dùng chiêu trò che giấu lợi nhuận để dồn vào một quý nhằm phát hành thêm cổ phiếu. Tôi rất ngại đầu tư vào các doanh nghiệp như vậy vì tôi cho rằng, nếu cty tự tin vào tương lai doanh nghiệp có sự tăng trưởng tốt và liên tục thì không cần thiết phải làm vậy. Hoặc có 1 số doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư dự án thì cần 1 thời gian sau mới bắt đầu thu hoạch thành quả nhưng đứng trên vị thế là ndt cá nhân thì tôi không tin vào những điều trong tương lai vì nó là 1 bức màn mờ ảo. Chẳng hạn các dn BDS, họ kêu gọi vốn đầu tư vào hàng loạt dự án nhưng không có nghĩa họ sẽ bán tốt sp, chưa kể trong giai đoạn đầu tư thiếu hụt vốn thì dự án xem như bỏ hoang. Rất nhiều dự án, kế hoạch mà ban lãnh đạo đã vẽ ra viễn cảnh khá tốt đẹp nhưng kết quả thì vô cùng tệ hại.

A : Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)

– Doanh nghiệp luôn có lãi và liên tục trong 3 năm liên tiếp.

– Lãi ròng trên mỗi cổ phần (EPS) tăng trung bình mỗi năm 20–25% trở lên. Tiêu chí này giúp loại bỏ 80% các doanh nghiệp tồi

– LNST 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất đạt mức cao nhất trong 3 năm.

– ROE 4 quý hoặc năm gần nhất đạt tối thiểu 17%

– Biên LNTT đạt tối thiểu 17% nhưng phải xét đến đặc thù ngành, chẳng hạn ngành bán lẻ biên LN rất thấp. Với tiêu chí này tôi thay đổi lại một chút: không nên đặt mức tối thiểu, nên so sánh với trung bình ngành và chỉ chọn các dn có biên lợi nhuận tốt hơn trung bình ngành.

Ở đây William O’Neil đặt ra tiêu chí tăng trưởng EPS mỗi năm đều đặn nhằm tìm kiếm các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và liên tục mà ông không xét đến các doanh nghiệp hoạt động chu kỳ. Một doanh nghiệp hoạt động chu kỳ sẽ phát triển và suy thoái phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế như: bất động sản, oto, xây dựng, cao su, săm lốp,…. một chu kỳ phát triển chỉ tồn tại 3–5 năm nếu sử dụng tiêu chuẩn tăng trưởng đều 3 năm thì chúng ta đã quá trễ và bỏ qua khá nhiều cơ hội tốt vì các doanh nghiệp chu kỳ tại ttck vn tồn tại rất nhiều nên từ đây tôi mạn phép đưa thêm ý kiến đối với các cổ phiếu chu kỳ là chỉ cần so sánh EPS 12 tháng (4 quý) gần nhất so với 12 tháng (4 quý) trước đó tăng tối thiểu 20–25% là tôi bắt đầu đưa vào list tìm hiểu.

Đối với các doanh nghiệp chỉ mới IPO trong vòng 1 năm thì quan điểm của tôi cho rằng nên đặt ra tiêu chuẩn : EPS mỗi quý trong 3 quý phải tăng liên tục trên 25% so với cùng kỳ.

Các vấn đề tôi chia sẻ ở trên là phần định lượng trong phân tích cơ bản của Canslim. Có 2 cách để chúng ta lọc ra các cổ phiếu đáp ứng được tiêu chuẩn mà bản thân mỗi ndt đặt ra:

  1. Lọc thủ công
  2. Dựa vào các trang web tài chính để lọc

Lưu ý: Mọi vấn đề trong các pic của tôi viết ra chủ yếu nói về quan điểm và cách tôi áp dụng canslim đi tìm cổ phiếu dẫn đầu. Nó đem lại hiệu quả cho tôi nhưng tôi không đảm bảo nó sẽ đem lại hiệu quả cho mọi người. Rất hi vọng các cụ chia sẻ thêm các quan điểm của mình để cùng giúp nhau tiến bộ vì chưa chắc những quan điểm của tôi là đúng và cũng không ai khẳng định những ý kiến của các cụ không có sai só

N : New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)

– Tìm lí do phía sau sự tăng trưởng của doanh nghiệp: sản phẩm mới, ban quản lí mới làm thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp, hoạt động độc quyền một dịch vụ.

– Đó cũng có thể là một chính sách tác động ngành, sự ưu đãi của nhà nước, mở rộng thị trường hoạt động,….

– Quan trọng hơn là cổ phiếu đạt mức giá trần mới 52 tuần.

Một vài yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của các cổ phiếu dẫn đầu thời gian qua:

– Gỡ bỏ quy định cấm xuất khẩu titan + nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác titan thô khi chưa được nhà nước cho phép + Nhà nước giảm thuế còn 5% đã giúp các DN khai thác titan như BMC, SQC… đã có sự tăng trưởng cao cả về thu nhập và thị giá cổ phiếu năm 2012.

– Chính sách siết chặt tải trọng + các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp oto đã thúc đẩy thu nhập của TMT, HTL, HHS, SVC, HAX… không ngừng tăng cao và giá cổ phiếu cũng bùng nổ.

– Dịch vụ vận chuyển hành khách độc quyền tại Đảo Phú Quốc + tiềm năng phát triển tại Phú Quốc đã giúp SKG bùng nổ sau khi IPO khoảng 3 tháng.

Và còn rất nhiều các cổ phiếu dẫn đầu khác. Trong tương lai sẽ còn tiếp tục xuất hiện các cp dẫn đầu tương tự.

S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)

– Đây là yếu tố xét đến vấn đề cung — cầu cổ phiếu trên thị trường tự do.

– Lần xuất bản đầu tiên của cuốn “Làm giàu qua ttck” chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lượng cp lưu hành thấp vì theo ông chỉ cần một nhu cầu nhỏ đã giúp bùng nổ thị giá nhưng đi kèm đó là rủi ro giảm giá nhanh hơn các cp có lượng giao dịch hàng ngày cao.

– Lần tái bản thứ 3, O’Neil cho rằng các cổ phiếu quy mô vừa và lớn vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu đáp ứng đủ các chỉ tiêu khác của canslim nên ông đã không còn phân biệt quy mô nữa.

– Trong mỗi chu kỳ thị trường sẽ chuyển hướng tập trung từ các cổ phiếu vốn hóa cao sang vốn hóa thấp và ngược lại, ndt cần phải theo sát thị trường để có hành động sáng suốt.

– Tuy ông không phân biệt vốn hóa nhưng ông vẫn nhấn mạnh cổ phiếu đó cần phải có lượng giao dịch hàng ngày từ vài trăm nghìn cổ phiếu trở lên và thị giá tối thiểu là 15$/ cp

– Nếu các yếu tố khác ngang nhau thì nên chọn cổ phiếu có ban lãnh đạo đang thu gom trên thị trường tự do. Đây là một tín hiệu tích cực

– Tại điểm đột phá lên mức giá trần mới thì lượng giao dịch tại đó phải tăng tối thiểu 50% so với trung bình 50 ngày.

Tôi cũng xin chia sẻ vài lời:

Tôi áp dụng canslim hơn 3 năm nay và thật sự ngỡ ngàng trước tính hiệu quả của nó kể cả về mặt cơ bản và kỹ thuật. Điểm mua theo mô hình hoàn toàn hiệu quả khi áp dụng vào ttck vn vì thực chất bản chất con người thì ở đâu cũng giống nhau cả. Vấn đề chúng ta thường hay nói là bị chôn vốn nếu mua sai là hoàn toàn chính xác, tôi đồng ý quan điểm này. Câu hỏi đặt ra là do CANSLIM không phù hợp với TTCK VN hay là do người sử dụng không áp dụng hợp lí? Tôi nghĩ là do người dùng đã áp dụng sai vì nếu không phù hợp có lẽ tôi cũng không ngoại lệ khi áp dụng nó.

Điểm lưu ý quan trọng khi chọn điểm mua là phải kết hợp với “ngày lấy đà” của thị trường. Nếu tách rời 2 yếu tố này ra sẽ khiến chúng ta chọn sai thời điểm

L: Leader and Laggard (cổ phiếu đầu bảng và cổ phiếu tụt hậu)

– 3 yếu tố mà tôi quan tâm nhất khi đầu tư theo canslim là: Tăng trưởng EPS, Chỉ số RS và thị trường

– William O’Neil sử dụng chỉ số sức mạnh giá tương đối (RS) để phân biệt cổ phiếu dẫn đầu với cổ phiếu đội sổ

– Cần phân biệt chỉ báo RSI và RS. Đây là 2 chỉ báo hoàn toàn khác biệt nhau. Hiện nay có một số ndt áp dụng RSI thay cho RS để tìm cp dẫn đầu là không đúng vấn đề về chữ Leader mà O’Neil đề cập.

– Các cổ phiếu dẫn đầu không phải là các cổ phiếu có quy mô lớn, thu nhập cao, thương hiệu nổi tiếng (Blue chips) mà là các cổ phiếu có tăng trưởng EPS cao, ROE và biên LN tốt nhất ngành, và chỉ số RS cao hơn 80.

– Tôi sẽ chia sẻ cách tính và trang web có cách tính này trong Phần 2.

-Sự thay đổi giá được tính là mức độ tăng hoặc giảm giá trong thời kỳ một năm với trọng số là sự thay đổi giá trong 3 tháng gần nhất.

Công thức: RS = (40% * Tổng % 3 tháng) + (20% * tổng % 9 tháng) + (20%*tổng % 6 tháng) + (20%* tổng % 12 tháng). Đây là công thức tôi lượm được khi lang thang trên các trang web tài chính của Mỹ và bản thân cảm thấy cách tính này rất hay và cũng đã áp dụng thực tế nên chia sẻ cùng các cụ

I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)

-Các định chế đầu tư là ngân hàng, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, các tập đoàn bảo hiểm, khối tự doanh ctck… biến động giá phần lớn đều đến từ việc mua — bán của họ.

– Nên ưu tiên chọn cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào gần đây.

– Đây là yếu tố tôi ít xem trọng lắm tại ttck vn vì thiếu nhiều thông tin về việc mua bán của các tổ chức lớn.

– Trường hợp số cổ phần niêm yết thấp và phần lớn lại nằm trong tay lãnh đạo của doanh nghiệp nên các tổ chức khó lòng mua bán trên thị trường tự do.

– Nhưng cũng cần lưu ý khi nội bộ và các tổ chức liên tục bán ra. Đó thường là một tín hiệu xấu.

M: Market Direction (định hướng thị trường)

– Đây là yếu tố quan trọng nhất trong canslim. Cho dù mọi người chọn đúng 6 yếu tố kia mà chọn sai thời điểm thị trường thì 3 trong 4 cổ phiếu được chọn sẽ giảm giá mạnh.

– Nhận biết thời điểm chạm đáy:

  • Thông thường các đợt sụt giảm của TT chỉ điều chỉnh trong khoảng 8–12% và trải qua 2–3 đợt trì kéo giá.
  • Cuối mỗi đáy TT sẽ xảy ra tình trạng Washout và sau đó TT bắt đầu hồi phục. Đừng tham gia vào TT trong 1–2 phiên đầu tiên hồi phục. Hãy đợi “ngày lấy đà” từ phiên thứ 4 để xác nhận xu hướng đảo chiều. Thời gian diễn ra “ngày lấy đà” cũng quyết định độ mạnh yếu của TT. “ Ngày lấy đà” xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 cho thấy TT sẽ tăng trưởng mạnh thời gian tới, xuất hiện sau ngày thứ 10 vẫn chấp nhận được nhưng hơi yếu, xuất hiện tại ngày thứ 3 sẽ khó bền vững và đòi hỏi 2 ngày đầu điểm số và vol phải tăng rất cao.
  • “ngày lấy đà” là ngày chỉ số chung tăng trên 1% và vol cao hơn hôm trước. Ngày lấy đà phải cho ta cảm giác bùng nổ thật sự.
  • Tôi thường kết hợp vnindex và vn30 với nhau để có cái nhìn tt tốt hơn.
  • Các cổ phiếu dẫn đầu bắt đầu break mô hình và tăng lên giá trần mới là dầu hiệu thứ 2 xác nhận TT đảo chiều đi lên

– Nhận biết dấu hiệu chạm đỉnh

  • Sau khi TT tăng trưởng một thời gian thì sẽ diễn ra tình trạng “phân phối”
  • TT chỉ trải qua 1–2 ngày phân phối vẫn chưa nghiêm trọng lắm.
  • Sau khi trải qua 4–5 ngày phân phối thì tt cần phải đưa vào diện báo động đỏ và nhanh chóng thanh toán bớt các khoản margin.
  • Ngày phân phối là ngày TT giảm điểm và vol cao hơn hôm trước. Ngày phân phối cũng có thể là ngày TT đảo chiều trong cùng 1 ngày, giả sử suốt thời gian giao dịch TT tăng 10d nhưng khi đóng cửa thì chỉ tăng nhẹ (1d) hoặc giảm nhẹ (-2d) kèm vol cao…
  • Các cp dẫn đầu bắt đầu chạy nước rút cuối cùng lên đỉnh là dấu hiệu thứ 2 xác nhận xu hướng đi xuống.
  • Một dấu hiệu tại đỉnh khác là khi các cp kém chất lượng ( hàng lởm, hàng móc cống..) bắt đầu tăng mạnh và là tâm điểm của tt.

Phần 2: Công cụ và các bước tìm kiếm cổ phiếu dẫn đầu

Tôi xin chia sẻ về công cụ mà tôi đang áp dụng để tìm kiếm các cổ phiếu dẫn đầu. Nhưng để tìm ra các cổ phiếu thành công thì ngoài công cụ định lượng còn phải kết hợp các yếu tố định tính (tâm lí, kinh nghiệm, thông tin, dự đoán,…), điều này phụ thuộc vào cá nhân mỗi người.

Bước đầu tôi sẽ lọc các cổ phiếu đáp ứng được chữ C. Tôi đưa ra 2 tiêu chí quan trọng khi lọc

  • Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất tối thiểu 25%

– Tăng trưởng EPS quý gần nhất và quý gần nhì tăng trưởng tối thiểu 25%

 

Tùy vào mục đích của mỗi ndt mà đặt ra các mức tăng trưởng tối thiểu. Ở đây tôi thích sử dụng EPS pha loãng hơn EPS cơ bản vì tôi muốn tính đến các yếu tố tác động lên EPS như chứng khoán chuyển đổi, sẽ làm EPS giảm trong tương lai khi chúng chuyển đổi.

Dưới đây là 49 cổ phiếu đáp ứng được các tiêu chí ban đầu:

Sang bước lọc thứ 2 tôi xin đưa ra một vài tiêu chí trong chữ A để lọc 49 cổ phiếu trên (xem lại Phần 1 để hiểu rõ hơn tại sao tôi lọc như vậy)

1/ EPS 4 quý gần nhất tăng tối thiểu 25% và ROE tối thiểu là 15%

Và kết quả lọc được 19 cổ phiếu thoả mãn

2/ LNST 3 năm gần nhất liên tục có lãi và có xu hướng tăng trưởng + LNST năm tài chính gần nhất phải đạt cao nhất trong 3 năm.

Sau khi lọc thủ công tôi dã loại 8 mã : GLT,HCC,LBM,NDX,PIV,SLS,THG,TNA

Tiếp đến là lọc theo chữ N. Các yếu tố tác động đến thu nhập như: sản phẩm mới, ban giám đốc mới, dịch vụ độc đáo, mức giá trần mới. Ở đây tôi chỉ lọc cổ phiếu đạt mức giá trần mới nằm trong biến động 10% so với giá cao nhất 52 tuần, các vấn đề khác trong chữ N thuộc về định tính nên tùy thuộc vào cách đánh giá của các cụ về triển vọng của doanh nghiệp

Loại được 4 cổ phiếu khi lọc: HTL,NSC,QHD,TMT và danh sách hiện được thu hẹp còn 7 mã

Xét đến yếu tố cung cầu trên thị trường tự do (chữ S). Trong lần tái bản thứ 3 của quyển “Làm giàu qua TTCK” O’Neil đã không còn phân biệt về quy mô nhưng ở đây tôi xin đưa ra 3 tiêu chí theo quan điểm cá nhân:

– Giao dịch trung bình mỗi phiên phải từ vài chục nghìn cp/ phiên.

– Các cổ phiếu dẫn đầu trước khi bùng nổ đều có thị giá trên 15.000 đ. Doanh nghiệp tốt không bao giờ bán cổ phiếu với giá rẻ mạc “Tiền nào của nấy”

– Tôi hạn chế giao dịch các cổ phiếu trên sàn UPCOM vì vấn đề thông tin không đầy đủ.

Lọc bước này tôi xin loại SDK ra khỏi danh sách. Hiện chỉ còn 6 cp: CTD,CTI,DXG,SKG,TTF,VSH

RS (Relative Strength)

Sức mạnh giá là một chỉ số phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư sàng lọc ra các cổ phiếu “mạnh mẽ” về giao dịch trên thị trường so với các cổ phiếu khác. Trong một xu hướng thị trường tăng thì hầu hết các cổ phiếu tăng giá, tuy nhiên có những cổ phiếu tăng gấp 2, 3 lần nhưng cũng có cổ phiếu chỉ tăng có 10–20%, việc tìm đúng các cổ phiếu dẫn đầu trong hơn 600 mã chứng khoán đang giao dịch trên thị trường trở nên dễ dàng hơn nhờ chỉ số Sức mạnh giá.

Trên thế giới việc sử dụng chỉ số Sức mạnh giá hay tên tiếng anh là External Relative Strength (RS) rất là phổ biến trong việc tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng, trong đó nhà đầu tư lừng danh William O’Neil luôn luôn sử dụng công cụ này để tìm ra các cổ phiếu dẫn đầu (Leader), đó là các cổ phiếu đáp ứng chữ “L” trong mô hình lựa chọn cổ phiếu CANSLIM nổi tiếng.

Tuy nhiên chỉ số này rất dễ nhầm lẫn với chỉ số Relative Strength Index (RSI), tuy nhiên cách tính toán và phương pháp sử dụng lại hoàn toàn khác nhau.

Tôi sẽ chia sẻ cách tính kèm theo trang web chứa dữ liệu tính dành cho cụ nào muốn làm thủ công và trang web độc quyền chỉ số này đến các cụ ( trang web này là độc quyền và có thu phí nên tôi không tiện post danh sách của họ lên đây vì sợ dzinh tới pháp luật)

Cách tính chỉ số Sức mạnh giá:

– Chỉ số này rất dễ nhầm lẫn với chỉ số Relative Strength Index (RSI), tuy nhiên cách tính toán và phương pháp sử dụng lại hoàn toàn khác nhau.

– Chỉ số sức mạnh giá được tính bằng cách so sánh sự thay đổi giá của cổ phiếu với tất cả cổ phiếu trên thị trường với sau đó được xếp hạng từ 0 đến 99. Ví dụ: một cổ phiếu có chỉ số Sức mạnh giá là 90 là cổ phiếu có mức độ tăng giá trong quá khứ mạnh hơn 90% tất cả các cổ phiếu trên thị trường.

-Sự thay đổi giá được tính là mức độ tăng hoặc giảm giá trong thời kỳ một năm với trọng số là sự thay đổi giá trong 3 tháng gần nhất.

Công thức: RS = (40% * Tổng % 3 tháng) + (20% * tổng % 9 tháng) + (20%*tổng % 6 tháng) + (20%* tổng % 12 tháng). Đây là công thức tôi lượm được khi lang thang trên các trang web tài chính của Mỹ và bản thân cảm thấy cách tính này rất hay và cũng đã áp dụng thực tế nên chia sẻ cùng các cụ

Trang web chứa dữ liệu tính : http://cophieu68.vn/advanced_statistic.php

Sau khi tính và xếp hạng RS tôi xin loại mã VSH vì tôi chỉ chọn các cổ phiếu có RS xếp 80 trở lên

Vậy là tôi đã đi được hơn 1/2 chặn đường để lọc các cổ phiếu theo tiêu chuẩn Canslim và đã lọc được 5 cổ phiếu: CTD, CTI, DXG, SKG, TTF. Việc còn lại là dựa vào kinh nghiệm, thông tin và suy luận của các cụ.

Phần 3: Chọn vùng mua hợp lí cho cổ phiếu dẫn đầu DXG

Trong phần 2 tôi đã lọc ra 5 cổ phiếu đáp ứng được các chỉ tiêu cơ bản trong Canslim, gồm: CTI, CTD, DXG, TTF, SKG. Bước tiếp theo là dựa vào thông tin, kinh nghiệm và suy luận của mỗi người mà đi tìm hiểu sâu hơn về 5 cổ phiếu trên để chọn ra một cổ phiếu dẫn đầu. Cá nhân tôi sau khi tìm hiểu cả 5 cp trên và quyết định chọn DXG. Do các chỉ số tài chính của DXG quá tốt và đang bị TT định giá khá rẻ nên tôi đã phá bỏ nguyên tắc mua theo mô hình của mình mà giải ngân ở mức giá trung bình là 18.6 vào 3 tuần trước. Nhưng hôm nay tôi xin mạn phép chia sẻ về mô hình “cup & handle” của DXG để mọi người tham khảo thêm và xin khẳng định đây cũng sẽ là điểm mua Margin của tôi với tỷ lệ 1:1.

STT

Tiêu chí

Khả năng định lượng

Hành động

1

C – Current Quarter: Lợi nhuận trong qúy tăng trưởng ít nhất 25%

Lọc những cổ phiếu có lợi nhuận quý gần nhất tăng 25% so với cùng kỳ

2

A – Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%

Lọc lợi nhuận năm hiện tại (4 quý gần nhất) tăng 25% so với 3 trước

3

N – New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới

Không

Không

4

S – Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao

Khối lượng giao dịch trong 5 phiên gần nhất tăng 25% so với trung bình 5 phiên trước đó

5

L – Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu

Sử dụng chỉ số Relative Price Strength để lọc ra những cổ phiếu thuộc nhóm 30% dẫn đầu

6

I – Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu

Nhà đầu tư tổ chức nắm trên 50% cổ phiếu

7

M – Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó

Chỉ mua khi có tới 75% số cổ phiếu tăng giá (Xác định Bull h

 

Lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

William J. O’NeilM, người đứng đầu Công ty nghiên cứu đầu tư William J. O’Neil & Company và được coi là một nhà “phù thuỷ của thị trường chứng khoán”, đã đưa ra mô hình lựa chọn cổ phiếu hiệu quả: C-A-N-S-L-I-M.

Trong đó, các chữ cái lần lượt được hiểu là:

(1) C = Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong kỳ tính toán (Current Earning Per Share). Tiêu chuẩn này đòi hỏi cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng càng cao càng tốt.

(2) A = Sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi kỳ tính toán (Periodicaly Earning Increases). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (chỉ tiêu thông thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%.

(3) N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm, dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới… (New Products, Newly qualified Management, new highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mẻ từ công ty.

(4) S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hoá, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Công ty càng đại chúng bao nhiêu thì giá cổ phiếu càng khó lên bấy nhiêu nếu không có các yếu tố đột biến khác, do lượng cung lớn. Đối với các công ty mà có chênh lệch lớn về cầu – cung thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.

(5) L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “đầu tầu” hay chỉ là cổ phiếu ăn theo, cổ phiếu có chất lượng dưới trung bình của thị trường… (leader/laggard). Tuy nhiên, theo phương pháp lựa chọn này, nhà đầu tư chỉ nên chọn một vài cổ phiếu dẫn đầu, tốt nhất trong nhóm chứ không phải là mua càng nhiều loại cổ phiếu càng tốt. Cần chú ý xem lý do tăng của cổ phiếu là gì để tránh việc theo đóm ăn tàn mua phải các cổ phiếu tăng theo đuôi, vì sớm hay muộn những cổ phiếu “ăn theo” cũng sẽ sụt giá.

(6) I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lớn và có uy tín. Tuy nhiên, có một trở ngại là sau một thời gian đủ dài, giá cổ phiếu đáp ứng một phần hoặc toàn bộ kỳ vọng của các nhà đầu tư lớn thì thường khó tăng mạnh và có trường hợp bị giảm giá là do khi đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng, các tổ chức thường bán ra với số lượng lớn và khi đó nếu không có một lượng cầu (đương nhiên là từ một tổ chức, thiết chế tài chính mới) thì giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm mạnh.

(7) M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương án đầu tư. Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ củng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.

Trên thực tế, tìm được các cổ phiếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên là rất khó. Có thể áp dụng lý thuyết trên để phân tích một ví dụ điển hình là cổ phiếu của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc (NKD).

NKD được thành lập ngày 20/1/2000 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/9/2001 với kết quả kinh doanh tóm tắt như sau: 

Năm

Số cổ phiếu (nghìn)

Ngày phát hành

Số cổ phiếu trung bình trong kỳ
(nghìn)

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

Tăng
trưởng (%)

2001

1.300

11/8/2000

1.813

2.254

 

2002

2.370

30/01/2002

2.281

6.381

124

2003

2.844

28/01/2003

2.805

14.335

82

2004

5.000

8/6/2004

4.054

23.724

13

2005

7.000

1/12/2005

5.167

35.500

16

(Nguồn: )

Qua bảng trên, nhận thấy NKD đáp ứng tốt cả hai điều kiện C và A, bởi kết quả kinh doanh qua các năm rất ấn tượng, thể hiện ở sự tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối cũng như tương đối, năm sau so với năm trước.

Hiện tại, theo báo cáo của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM và nội dung bản cáo bạch cho thấy, cơ cấu sở hữu của NKD cũng khá chọn lọc, cụ thể như sau:

Cơ cấu sở hữu:

  Cổ đông hiện thời

 Số cổ phiếu

 Tỷ lệ %

Cổ đông trong Công ty

4.475.100

63,93%

Cổ đông ngoài công ty

2.524.900

36,07%

– Prudential

532.000

7,6%

– Arisaig ASEAN Fund Limited

743.500

10,6%

-Cổ đông khác

1.249.400

17,87%

Tổng cộng số cổ phiếu lưu hành

7.000.000

100%

(Nguồn: Cáo bạch và các bản tin TTCK)

Theo thống kê, số cổ phiếu giao dịch thường xuyên của NKD không lớn, chỉ khoảng 17-18% tổng số cổ phiếu lưu hành. Khi có những thông tin tốt hỗ trợ như kết quả kinh doanh khả quan, chia tách cổ phiếu hay phát hành thêm cổ phiếu mới, sức cầu gia tăng đột biến sẽ làm giá NKD tăng trưởng mạnh… Như vậy, xét theo lý thuyết CANSLIM, NKD cũng thoả mãn điều kiện S về quan hệ cung cầu cổ phiếu.

Ngoài ra, với sự quan tâm trực tiếp như Prudential, Arisaig ASEAN Fund Limited hay gián tiếp như Vinacapital, VOF… với tư cách là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp cho thấy NKD đáp ứng tốt tiêu chuẩn I (Institutional Sponsorship).

Thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng cho thấy toàn hệ thống Kinh Đô cũng như Kinh Đô miền Bắc luôn biết cách làm mới mình, đem giá trị gia tăng cho người tiêu dùng, cho cổ đông của mình (thoả mãn tiêu chí N).

Qua quá trình giao dịch, Quan sát giao dịch của NKD cho thấy, NKD ít bị biến động bởi thị trường và cũng không có được vai trò dẫn dắt thị trường nhằm tạo xu hướng biến động rõ rệt. Tuy nhiên, với những bước giá tăng trưởng vững chắc, thị giá NKD luôn phá vỡ những chuẩn mực trước đó (vượt thị giá GMD vào tháng 10 và 11 và hiện nay có thị giá cao nhất trên thị trường chứng khoán niêm yết với giá 72.000 đồng/cổ phiếu) đã tạo cho nhà đầu tư về niềm tin khi đầu tư cổ phiếu giá cao. Xét trên khía cạnh này, NKD và sự đánh giá của nhà đầu tư về giá trị cổ phiếu NKD có vai trò tạo dựng niềm tin, xây dựng những chuẩn mực đầu tư mới (thoả mãn một phần tiêu chuẩn L).

Xét về tiêu chí M (Market Direction – xu hướng thị trường), có thể nói diễn biến giao dịch thời gian gần đây cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đã sang một trang mới. Khối lượng giao dịch cao hơn (gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2005), hội tụ đông đảo các nhà đầu tư (nghiệp dư, chuyên nghiệp và cả các tổ chức đầu tư quốc tế lớn), VN-Index đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, giá trị cổ phiếu các công ty niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dần tiếp cận mặt bằng giá cổ phiếu của khu vực.

Nguồn bài viết gốc: http://f319.com/threads/canslim-va-ban-dong-hanh-p1.704531