Đây là một bài tâm sự, suy ngẫm của tôi (Phạm Duy) trong lĩnh vực đầu tư, giao dịch chứng khoán. Có thể nó sẽ yêu cầu bạn có một quá trình trải nghiệm giao dịch đủ lâu để hiểu nó. Nhưng hãy cứ đọc nó nhé.
Nó được đến sau những trăn trở trong quá trình đầu tư của tôi và khách hàng. Nó được tôi tìm thấy khi tôi nghiền ngẫm, xem đi xem lại cả chục lần bộ phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.
Các bạn có bao giờ tự hỏi:
- Về cơ bản: Bạn hoàn toàn biết được một doanh nghiệp X nào đó tốt về triển vọng cơ bản, có cơ cấu tài chính tốt, lợi nhuận ổn, tăng trưởng đều qua các kỳ.
- Về kỹ thuật: Bạn hoàn toàn biết được xu hướng của cổ phiếu, nhận xét đúng được vùng đáy, vùng đỉnh của cổ phiếu, biết được điểm mua, điểm bán của cổ phiếu.
- Về tin tức: Bạn hoàn toàn biết được các thông tin có lợi, bổ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn nào đó.
NHƯNG, bạn lại MISS nó (không quyết mua, hoặc mua trượt, hoặc mua không đủ lượng, hoặc phải mua giá cao, mua khi đã hết cơ hội) ?
Bạn không TỐI ƯU được khoản lợi nhuận mà cổ phiếu đó có thể mang lại. Cổ phiếu tăng 30 40 50% hoặc x2 x3, nhưng bạn có khi chỉ ăn được 5 10% 15% trong cả quá trình tăng trưởng của nó?
Lý do là từ đâu? Có phải, trong lúc bạn ngắm cổ phiếu đó, một cơ hội Y khác xuất hiện, và bạn nhảy vào cơ hội đó vì thấy cổ phiếu Y đó quá hấp dẫn về mặt biểu đồ? à thì từ từ rồi ăn xong mã này mình sẽ quay lại mã đang ngắm khi có cơ hội? và rồi cổ phiếu mới đó khiến bạn bị KẸP, hoặc nó tăng giá chậm, hoặc đang nắm giữ cp đó thì cổ phiếu mục tiêu đó chạy mất? và nó không cho bạn cơ hội mua lại/ hoặc chỉ mua được rất ít, ko dám mua nhiều (giá đã tăng mạnh quá vùng bạn “định mua”?)
Rồi bạn có thể sẽ “tự nhủ”? à thôi thì chờ cổ phiếu bạn đã mua tăng giá như cổ phiếu mục tiêu vậy, cũng được, không sao cả! Và rồi nó ỳ ra, nó không tăng trưởng giá. Vì lý do duy nhất khi bạn quyết định mua nó là KỸ THUẬT, khi bạn thấy cp đó đẹp và nhảy vào mua ngay, thì làm gì bạn có đủ thời gian, suy nghĩ tính toán cân nhắc như cổ phiếu mục tiêu của bạn để đảm bảo xác suất thắng tối ưu?
và rồi nó biến thành hên xui đích thực! Và rồi nó ảnh hưởng tới bạn , tới tâm lý của bạn (nuối tiếc cơ hội vuột mất, cơ hội hiện tại nắm giữ thì không như ý). Nó giống như kiểu lấy nhầm vợ vậy!
Và trớ trêu hơn nữa, là bạn quyết định bán cổ phiếu yếu đuối mình nắm giữ đi vì chán. Sau khi bạn bán xong, cổ phiếu Y bật tăng mạnh mẽ. Bạn trách bản thân mình “Không đủ kiên nhẫn”. Và bạn tiếp tục tìm cơ hội khác! và lần sai, lần đúng, hiệu quả đầu tư của bạn bị giảm xuống!
VẤN ĐỀ Ở ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ KIÊN NHẪN. MÀ ĐÚNG THỰC SỰ LÀ “KIÊN NHẪN”.
Câu tôi viết nghe thật sự vô lý đúng không? Nhưng nó không phải vô lý đâu.
Kiên nhẫn ở đây không phải là kiên nhẫn với cổ phiếu. Mà là KIÊN NHẪN với CHIẾN LƯỢC HOẠCH ĐỊNH đã đề ra.
Khi và chỉ khi chúng ta biết chúng ta đến đây, mua vào cổ phiếu này, vì cái gì, đang ở đâu trong kế hoạch, thì chúng ta mới thực sự biết kiên nhẫn đến bao giờ.
Chứ không phải nắm giữ cổ phiếu và “kiên nhẫn chờ nó tăng giá”. Đó thực sự là một sự chờ đọi trong may mắn.
Kiên nhẫn trong chiến lược được vạch ra, kế hoạch giao dịch, mã cổ phiếu trụ cột tài khoản và tỷ lệ phân bổ vốn với trụ cột đó, sẽ đạt được thắng lợi toàn cục!
Nếu bạn đặt mục tiêu chiến lược là MỘT NĂM LÃI 30-40%, thì mọi hành động của bạn sẽ hướng tới việc đảm bảo an toàn vốn, đánh chắc, thắng chắc, không liều lĩnh, không phá quy tắc!. Còn nếu mục tiêu của bạn là KIẾM ĐƯỢC CÀNG NHIỀU TIỀN CÀNG TỐT, thì bạn chỉ thắng được những cơ hội nhỏ, mà sẽ thua về đại cục, thua cả những trận đánh lớn!
Đó là sự khác nhau cơ bản của trader tầm thường và SPECULATOR (nhà đầu cơ) có tầm nhìn chiến lược, có kế hoạch, có list cổ phiếu trọng tâm chủ chốt / hay những nhà đầu tư giá trị kiên định với danh mục đã được nghiên cứu kỹ càng!
NHỮNG ĐIỀU TÔI RÚT RA NÀY, TÔI ĐỀU HỌC TỪ BỘ PHIM TAM QUỐC DIỄN NGHĨA 2010.
Cuối đời Đông Hán, triều đình Hán Thất suy tàn. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Quần hùng nổi dậy, ai cũng tranh giành đất đai, của cải về cho mình. Cuối cùng chỉ còn 3 nước Ngụy – Thục – Ngô trụ lại và tạo nên thời kỳ tranh đấu tài trí, tinh hoa võ nghệ mưu lược truyền lại tới tận thời bây giờ.
Điều khác biệt của 3 thế lực chính trị này so với những quần hùng 4 phương khác bị tiêu diệt, đó là họ có CHIẾN LƯỢC XUYÊN SUỐT, và mọi hành động của họ đều xoay quanh CHIẾN LƯỢC này.
Đối với nước Thục, đó là dùng thương hiệu yêu dân như con, Lưu Bị dòng dõi Hán Thất, phục dựng nhà Hán, chiến lược chiếm lấy TÂY XUYÊN vùng đất hiểm trở dễ thủ khó công, và chiếm lấy Kinh châu, nơi nhiều tài nguyên, nhân tài, giống như một cửa ngõ để đánh xuống thuận lợi được cả Ngụy và Ngô. Khi nước Ngụy mạnh thì tìm cách liên minh với Ngô để diệt Ngụy.
Đối với nước Ngô, đó là giữ vững chắc đất nước, ổn định chính trị, lấy dòng sông Trường Giang làm thành lũy tự nhiên, tìm cơ hội cũng chiếm lấy KINH CHÂU, đánh Ngụy và Thục. Khi Ngụy mạnh cũng phải tìm cách liên mình với Thục để diệt Ngụy.
Đối với nước Ngụy (nước mạnh nhất), là bắt giữ Vua để lệnh chư hầu bốn phương, tiêu diệt Thục và Ngô bằng biện pháp gây chia rẽ đôi bên, bỏ KINH CHÂU để gây bất hòa đối với Ngô và Thục, cho hai nước suy yếu đi để tiêu diệt.
Tất cả những trận đánh lớn nhỏ, chiến dịch này khác của 3 nước tuy biến hóa khác nhau nhưng đều bám chắc vào chiến lược rường cột tôi nói ở trên.
Chính nhờ chiến lược xuyên suốt đó, họ mới biết các bước hành động cụ thể, thời điểm phù hợp cho từng hành động….
Để hiểu về tầm quan trọng của CHIẾN LƯỢC, tôi sẽ viết sâu hơn về nước Thục. Lưu Bị (Lãnh đạo tối cao của nước Thục sau này), đã từng thở dài ngao ngán khi bao năm bôn ba đánh hàng trăm trận lớn nhỏ nhưng không làm nên công trạng nào, chẳng có miếng đất cắm dùi. Ngày mới lập nghiệp, về QUAN VÕ (phân tích kỹ thuật), ông được các hổ tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân quên chết tận trung, về QUAN VĂN ( phân tích cơ bản) có Tôn Càn, Giản Ung… cũng mang hết tâm sức, nhưng vẫn long đong lật đật, nay đây mai đó, sống dưới trướng người khác. Lưu Bị đã phải trải qua khắp các chiến trường, qua muôn ngàn gian khổ mới giành được Từ Châu làm chỗ trú chân, nhưng rồi lại bị Lữ Bố cướp mất. Đến phụ thuộc vào Tào Tháo, thấy chán ghét sự đối xử tàn ác của Tào Tháo bèn tìm cách thoát thân, lại phải mượn cớ đánh trận để chiếm lại Từ Châu. Tào tháo lại đánh bại, để giữ yên thân lại phải theo Viên Thiệu, xém chút nữa lại bị Viên Thiệu chém đầu. Tình hình lúc đó của Lưu Bị vô cùng bi đát và tồi tệ và ông cảm thấy “ngày tháng kéo dài cái già đến bên mà công chưa thành danh chưa toại” Vậy mà khi KHỔNG MINH xuất hiện, đưa ra chiến lược LONG TRUNG ĐỐI SÁCH ( chiến lược của nhà Thục tôi nói ở trên), Lưu Bị như cá gặp nước, thà hô vùng vẫy. Từ không mảnh đất cắm dùi, quân lính vài nghìn người, Lưu Bị có Kinh Châu, có Xuyên Thục, có quân mã trăm vạn… Thiếu chút nữa là đánh thẳng Hứa Xương tiêu diệt Tào Tháo, đe dọa đè bẹp cả Tôn Quyền.
Cả nghìn trận chiến lớn nhỏ, các võ tướng Quan Vũ Trương Phi Triệu Vân dưới sự chỉ đạo của người ngồi trong trướng (Khổng Minh) như hổ mọc thêm cánh, đánh đâu thắng đó. Có thành trì phải bỏ để làm mồi câu, có thành trì phải quyết đánh cho bằng được. Thành nào nên đánh, thành nào nên thả… mọi thứ đều trong kế hoạch, chiến lược đề ra của Khổng Minh
Nhà Thục thất bại, vì có những tướng như Quan Vũ không tuân theo chiến lược, quy tắc đó, thấy Phàn Thành của Ngụy dễ đánh , mà bỏ qua phòng thủ Kinh châu, bỏ qua chiến lược hòa Ngô diệt Ngụy, sỉ nhục Ngô Vương, để rồi bị Ngô đánh úp cướp mất Kinh Châu và Quan Vũ bị bỏ mạng. Trương Phi cũng say rượu mà mất thành Từ Châu, chửi mắng quân sĩ và bị ám sát. Lưu Bị cũng vì nóng giận phá hủy hòa ước Ngô Thục, mang vốn tích lũy cả đời 70 van quân đi đánh Ngô và chuốc lấy thất bại toàn cục. Phá nát chiến lược. Ngoài ra có vô vàn các ví dụ khác vì các tướng bị Khiêu khích để bỏ thành ra nghênh chiến và bị tập kích tiêu diệt.
Chẳng phải các TRADER cũng thế hay sao? Họ thường xuyên bị quyến rũ với các mã cổ phiếu, các thành trì không trong mục tiêu? Để rồi mang quân ra đánh khi không có sự chuẩn bị gì hết, bị kẹp vốn, bị lỗ, bị đánh úp, và bị tuột mất cơ hội , phá nát chiến lược, mã trụ cột then chốt có thể làm thay đổi hoàn toàn tình hình tài khoản của họ!
Họ có phải CHỈ THAM ĐÁNH THÀNH TRÌ mà quên mất MỤC TIÊU THỰC SỰ trong giao dịch, đầu tư?
Nếu bạn đặt mục tiêu là CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ, thì mọi hành động của bạn sẽ hướng tới việc CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ. Còn nếu mục tiêu của bạn là đánh dược càng nhiều thành trì càng tốt, thì bạn chỉ đánh được các thành trì vô dụng, và HÊN XUI bạn sẽ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ.
Hi vọng rằng, bài viết này gợi mở ý tưởng gì đó cho bạn. Giúp bạn đầu tư tốt hơn. Dù rằng tôi đã cố gắng viết súc tích, nhưng để truyền tải được ý bài viết, tôi đã viết hết theo dòng cảm xúc của tôi nên nó hơi dài.
Hãy suy nghĩ thật kỹ, tìm ra chiến lược trong từng giai đoạn của mình. Các mã trụ cột trong tài khoản, để ý chặt, và kiên định với mục tiêu của mình.
Đuổi hoa bắt bướm, nay đây mai đó, hành động theo cảm xúc thấy dễ thì tiêu diệt chỉ là hành động của kẻ Võ phu lỗ mãng, không bao giờ làm được nghiệp lớn!
Chúc bạn đầu tư thành công!