Chu kỳ kinh tế và cách hoạt động của “cỗ máy nền kinh tế”
Chu kỳ kinh tế và cách hoạt động của “cỗ máy nền kinh tế”
Nền kinh tế hoạt động giống như một cỗ máy đơn giản nhưng rất nhiều người không thể hiểu nó hoặc họ không đồng ý về cách thức hoạt động của nó, và điều này đã dẫn đến rất nhiều đau khổ kinh tế không cần thiết. Với những tổn thương mà các cuộc khủng hoảng trong suốt vài thập niên qua đã xả ra Ray Dalio đã chia sẻ một khuôn mẫu đơn giản về nền kinh tế để giúp ông lường trước và chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nó đã hoạt động tốt với ông trong hơn 30 năm.
Sau đây bài dịch của tôi từ bài viết của Ray Dalio, là một nhà đầu tư, quản lý quỹ, và nhà từ thiện người Mỹ. Tính đến tháng 1 năm 2018, ông là một trong 100 người giàu nhất thế giới, theo Bloomberg.
Nội dung bài viết gồm:
-
- Giải thích sự vận hành của nền kinh tế — Những Giao dịch.
- Tổng số tiền chi tiêu sẽ thúc đẩy nền kinh tế.
- Người rất quan trọng trong sân chơi tín dụng đó là Ngân hàng trung ương.
- Thu nhập và Nợ — Chu kỳ kinh tế.
- Phương án mà các chính phủ đã làm khi gặp phải đại suy thoái.
Giải thích sự vận hành của nền kinh tế — Những Giao dịch
Mặc dù nền kinh tế có vẻ phức tạp, nhưng nó hoạt động như một cỗ máy đơn giản, cỗ máy này được tạo nên từ những bộ phận và từ rất nhiều những giao dịch, những giao dịch này được lặp đi lặp lại với số lần vô cùng lớn. Những giao dịch này trên tất cả được thúc đẩy bởi bản chất của con người và nó tạo ra 3 động lực chính để phát triển nền kinh tế đó là: Sự tăng trưởng về năng suất, chu kỳ nợ ngắn hạn, chu kỳ nợ dài hạn.
3 động lực chính để phát triển nền kinh tế
Chúng ta hãy cùng xem xét 3 động lực chính này và cùng đưa nó vào cùng một góc nhìn quy chiếu để có thể nhìn được sự vận hành của nền kinh tế và thấy được chuyện gì đang diễn ra. Nhưng trước hết chúng ta hãy bắt đầu với phần đơn giản nhất để tạo nên cỗ máy kinh tế đó là: Những Giao dịch!
Một nền kinh tế đơn giản là tổng của các giao dịch được tạo nên. Nó rất đơn giản, bạn tạo ra giao dịch ở mọi thời điểm. Bất cứ khi nào bạn mua một thứ gì đó, bạn tạo ra giao dịch. Mỗi giao dịch bao gồm một người mua trao đổi tiền hoặc credit tín dụng với một người bán về hàng hóa, dịch vụ và các tài sản tài chính. Chi tiêu tín dụng cũng giống như chi tiền. Như vậy khi gộp việc tiêu tiền trực tiếp và chi tiêu tín dụng với nhau chúng ta có Tổng chi tiêu.
Tổng số tiền chi tiêu sẽ thúc đẩy nền kinh tế
Nếu bạn lấy tổng tiền đã chi tiêu chia cho lượng hàng hóa đã được bán bạn sẽ nhận được giá. Và đơn giản đó là giao dịch. Giao dịch nó giống như bánh răng của cỗ máy kinh tế. Tất cả chu kỳ và các động lực của một nền kinh tế được dẫn dắt bởi các giao dịch. Như vậy khi hiểu được giao dịch, bạn có thể hiểu được toàn bộ nền kinh tế. Một thị trường sẽ bao gồm rất nhiều người mua và rất nhiều người bán và tất cả họ tạo nên rất nhiều rất nhiều các giao dịch, ví dụ như thị trường hàng tiêu dùng, thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất… Và tất cả các thị trường và các giao dịch nằm trong đó tạo nên nền kinh tế. Tất cả mọi người, hoạt động kinh doanh, các ngân hàng, chính phủ đều có dính đến các giao dịch.
Các giao dịch trong nền kinh tế
Người mua và người bán lớn nhất trên thị trường là các chính phủ, và nó bao gồm 2 thành phần quan trọng là: “Chính phủ” là người thu thuế và chi tiền cho các hoạt động của quốc gia, và “Ngân hàng trung ương” khác với người mua và người bán là người điều khiển dòng tiền và tín dụng của cả nền kinh tế bằng cách in tiền và gây ảnh hưởng tăng hoặc giảm lãi suất cho vay.
Người rất quan trọng trong sân chơi tín dụng đó là Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương điều tiết nền kinh tế bằng cách in tiền và điều chỉnh lãi suất
Tín dụng là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển kinh tế, nhưng có vẻ như nó cũng ít được mọi người hiểu nhất.
Giống như người mua và người bán tạo nên các giao dịch, chúng ta có người vay và người cho vay tạo nên tín dụng. Người cho vay thường muốn kiếm được nhiều tiền hơn nhờ hoạt động cho vay với lãi suất, còn người vay muốn có tiền để mua những thứ mà mình không có khả năng mua như mua nhà, xe, hoạt động đầu tư kinh doanh… Như vậy tín dụng sẽ giúp cả 2 đạt được thứ mà mình muốn. Người vay hứa sẽ trả lại khoản tiền mà họ mượn đó gọi là vốn, cộng thêm một khoản nữa đó là lãi suất. Tất nhiên là các bạn ở đây đều biết đó là lãi suất giảm người ta sẽ vay nhiều hơn, và lãi suất tăng người ta sẽ vay ít hơn.
Khi người vay hứa trả lại tiền và người cho vay tin họ, tín dụng được tạo thành. Bất kỳ 2 người nào cũng có thể tạo nên tín dụng, nó đơn giản nhưng cũng phức tạp vì nó còn được gọi với cái tên khác đó là NỢ. Bất cứ khi nào tín dụng được tạo ra, ngay lập tức nó sẽ biến thành nợ. NỢ sẽ là tài sản của người cho vay và là trách nhiệm pháp lý của người vay. Khi người vay trả cả vốn lẫn lãi, tài sản và trách nhiệm pháp lý sẽ biến mất và khi đó GIAO DỊCH được tạo thành.
Vậy tại sao tín dụng là quan trọng như vậy, như tôi có nói ở trên TỔNG CHI TIÊU THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ.
Vì đơn giản khi người vay nhận được tín dụng, họ sẽ có khả năng tăng mức chi tiêu của mình lên, và khi đó chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người kia. Nó đơn giản nhưng hay suy nghĩ về điều đó. Mỗi một đồng bạn chi sẽ là một đồng người khác kiếm được, và mỗi một đồng bạn kiếm được sẽ là một đồng mà người khác chi. Như vậy khi bạn chi nhiều hơn, người khác sẽ kiếm được nhiều hơn, và như vậy nó tạo nên một vòng quay và mối liên kết giữa tất cả mọi thành phần từ người dân với giao dịch đơn lẻ cho đến chính phủ với quy mô lớn.
Thu nhập và Nợ — chu kỳ nền kinh tế
Khi thu nhập của ai đó tăng lên, nó sẽ làm người cho vay sẵn sàng hoặc chủ động cho người đó vay nhiều hơn, vì họ xứng đáng với tín dụng nhiều hơn. Khi đó người vay xứng đáng với tín dụng, họ sẽ có 2 thứ đó là khả năng trả nợ và thế chấp. Thu nhập cao sẽ giúp người đó trả nợ, và trong trường hợp anh ta không thể trả nợ, sẽ còn tài sản thế chấp có giá trị để bán, do đó người cho vay cảm thấy ok khi cho anh ta vay. Như vậy chúng ta có vòng quay đó là … thu nhập của ai đó tăng => tăng khả năng vay => tăng khả năng chi => và làm cho thu nhập người khác tăng => tăng khả năng vay =>… và cứ như vậy.
Và mô hình tự thân vận động này dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế và kéo theo đó là chúng ta có chu kỳ kinh tế. Trong mỗi giao dịch, chúng ta phải bỏ ra một thứ gì đó mới có được một thứ gì đó khác, để phần có được bao nhiêu đó phụ thuộc vào việc bạn sản xuất hay sáng tạo ra bấy nhiêu. Theo thời gian chúng ta học hỏi, tích lũy kiến thức và nâng cao đời sống, chúng ta gọi đó là Tăng trưởng trưởng năng suất lao động. Những người sáng tạo và chăm chỉ có khả năng năng suất và mức sống cao hơn những người lười biếng, và tự mãn, nhưng điều đó không nhất thiết đúng trong ngắn hạn, Năng suất quan trọng nhất trong dài hạn, nhưng nợ quan trọng trong ngắn hạn. Lý do bởi vì tăng trưởng năng suất không biến động nhiều nên nó không gây nên biến động lớn cho nền kinh tế. Nhưng Nợ thì có, bởi vì nó cho phép chúng ta tiêu dùng nhiều hơn mức chúng ta sản xuất, và nó buộc chúng ta phải tiêu thụ ít hơn khi chúng ta phải trả nợ. Nợ thường biến động trong 2 chu kỳ lớn, chu kỳ bé mất đến 8–10 năm và chu kì lớn mất đến 75–100 năm. Hầu hết mọi người có thể cảm nhận được sự biến động này nhưng thông thường họ sẽ không thấy những biến động này như chu kỳ vì họ thấy chúng gần quá gần, day by day, week by week.
Chu kỳ nền kinh tế (ngắn hạn — dài hạn)
Chúng ta hãy hình dung một nền kinh tế không có nợ. Trong nền kinh tế này chỉ có một cách duy nhất để tăng chi tiêu để tăng thu nhập đó là tăng sản xuất và lao động chăm chỉ hơn. Tăng năng suất lao động là cách duy nhất để tăng trưởng. Nếu chúng ta theo dõi các giao dịch đơn thuần chúng ta sẽ thấy quá trình tăng trưởng đơn thuần đi lên nhưng vì chúng ta vay mượn nên chúng ta có chu kỳ. Điều này xảy ra không phải do bất kỳ luật hay quy định nào, mà nó xảy ra là do bản chất của con người và cách mà tín dụng hoạt động.
Ngân hàng trung ương điều tiết thì trường bằng cách in tiền và điều chỉnh lãi suất
Bất cứ khi nào bạn mua một thứ mà không có khả năng trả được bạn phải chi nhiều hơn mức mà bạn kiếm được, để làm được điều này về cơ bản là bạn phải mượn từ chính của bạn trong tương lai. Cùng với đó bạn tạo ra thời gian trong tương lai mà bạn cần phải chi tiêu ít hơn so với bạn kiếm để trả nợ, Như vậy đơn giản đó chu kỳ của chính bạn, mỗi lần bạn vay mượn bạn tạo ra chu kỳ. Điều này đúng cho từng cá nhân và cũng đúng cho cả nền kinh tế.
Đó là lý do vì sao hiểu về tín dụng là rất quan trọng bởi vì nó tạo nên các chuyển động giống như cỗ máy và có thể dự đoán được trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Tất nhiên nợ không hẳn là tệ, nhưng nó vẫn là nguyên nhân gây ra chu kỳ, nó chỉ tệ khi mức tài chính chi tiêu quá mức và không thể trả lại được, và tất nhiên đem lại hiệu quả khi nguồn lực được phân bổ cân bằng và tạo ra thu nhập. Ví dụ khi bạn vay tiền để mua một chiếc oto để đi hay 1 chiếc TV mới…nó sẽ không tạo ra thu nhập cho bạn để trả lại khoản nợ, nhưng khi bạn mua một chiếc máy cày để phục vụ cho nông nghiệp thì nó sẽ tạo ra thu nhập giúp bạn trả nợ và cải thiện mức sống. Trong 1 nền kinh tế có nợ, bạn có thể theo dõi các giao dịch và có thế biết được sự tăng trưởng của nợ.
Hãy đến với ví dụ sau đây: Giả sử như thu nhập của bạn là 100k $ / 1 năm. Như vậy tín dụng của bạn sẽ trong khả năng vay là 10k $, và bạn có khả năng chi tiêu 110k $ mặc dù thu nhâp của bạn chỉ là 100k$. Khi bạn chi tiêu thì nó sẽ trở thành thu nhập của ai đó, ai đó sẽ có thu nhập là 110k $, với thu nhập như vậy và không có nợ, người này có khả năng tín dụng 11k$, như vậy anh ta có khả năng chi tiêu 121k$ mặc dù thu nhập chỉ là 110k$. Và cứ như vậy chúng ta có thế thấy được mức độ tăng trưởng của tín dụng.
Hãy nhớ rằng vay nợ tín dụng tạo ra chu kỳ, và khi chu kỳ đi lên, nó thực sự cần phải đi xuống.
Điều này dẫn chúng ta đến chu kỳ nợ ngắn hạn. Khi hoạt động kinh tế tăng lên, chúng ta sẽ thấy sự mở rộng, đó là giai đoạn đầu của chu kỳ nợ ngắn hạn. Chi tiêu tiếp tục tăng lên sẽ kéo theo giá cả tăng lên, đó là bởi vì động lực của việc tăng chi tiêu là tín dụng thứ mà ngay lập tức được tự tạo ra mà không cần gì cả (giống FED in tiền vậy). Khi mà lượng chi tiêu và thu nhập tăng vượt quá mức sản xuất hàng hóa và giá cả, khi giá cả tăng chúng ta sẽ có Lạm phát.
Ngân hàng trung ương không muốn có lạm phát xảy ra bởi vì nó là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề. Khi giá cả tăng lên, ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Với lãi suất cao, sẽ có ít người có đủ khả năng vay hơn, do khoản thanh toán hàng tháng về nợ của bạn sẽ tăng lên. Bởi vì ít người vay hơn và lãi suất vay tăng, họ sẽ có ít tiền để chi hơn, chi tiêu diễn ra chậm lại, chi tiêu ít sẽ khiến giá giảm, ta gọi đó là giảm phát. Hoạt động kinh tế giảm và chúng ta có suy thoái. Và nếu suy thoái trở nên quá nghiêm trọng và lạm phát không còn là vấn đề nữa ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất và khiến mọi thứ tăng trở lại. Với lãi suất thấp và các khoản nợ trả lãi giảm, vay sẽ lại tăng lên và khiến chi tiêu tăng trở lại khiến mọi thứ mở rộng trở lại. Như bạn có thể thấy, nền kinh tế hoạt động như một cỗ máy. Trong chu kỳ nợ ngắn hạn, chi tiêu bị ràng buộc bởi sự sẵn sàng của người cho vay và đi vay. Khi tín dụng trong tình trạng sẵn có, nền kinh tế phát triển mở rộng, nhưng khi tín dụng không sẵn có nữa, nền kinh tế suy thoái. Và điều này chỉ ra rằng chu kỳ kinh tế được điều khiển bởi Ngân hàng trung ương.
Chu kỳ nợ ngắn hạn thường kéo dài 8–10 năm và lặp đi lặp lại trong nhiều thập kỷ, và một điều nữa là đỉnh và đáy của chu kỳ sau sẽ lớn hơn nhiều đỉnh và đáy của chu kỳ trước và chúng ta có thêm nợ nhiều lên. Tại sao, vì chúng ta đẩy nó lên, chúng ta có khuynh hướng vay nợ và chi tiêu nhiều hơn là việc trả nợ, đó là bản chất của con người. Bởi vì điều này, nên trong thời gian dài, nợ sẽ tăng nhanh hơn thu nhập tạo ra chu kỳ nợ dài hạn. Mặc dù có người trở nên mắc nợ hơn, nhưng người cho vay thậm chí còn tự do mở rộng tín dụng, tại sao? Bởi vì tất cả mọi người đang nghĩ mọi thứ đều đang rất đi lên, mọi người chỉ đang tập trung vào những gì trước mắt xảy ra gần đây, điều gì mới xảy ra gần đây? Và khi mọi thứ phình quá to một lần nữa chúng ta sẽ có điều tiếp theo xảy ra theo cách gọi khác là bong bóng. Điều này đã xảy ra vào các năm 2008, 2000, 1989,…
Hãy nhìn vào hình dưới, chúng ta có chu kỳ nhưng nợ chúng ta vẫn tăng lên gấp nhiều lần, chu kỳ vẫn phải diễn ra nhưng nợ chỉ có tăng và đi lên thì chu kỳ về sau sẽ diễn ra lớn hơn nhiều lần so với chu kỳ trước đó.
Điều gì xảy ra khi suy thoái, mọi người cắt giảm chi tiêu, tín dụng biến mất, giá tài sản giảm, ngân hàng phá sản, thị trường chứng khoán lao dốc, người vay không có đủ tiền để trả nợ, do không thể vay để trả nợ nên người vay buộc phải bán tài sản để trả nợ, giá bất động sản giảm, mọi người cảm thấy nghèo nàn… vân vân, một vòng luẩn quẩn.
Phương án mà các chính phủ đã làm khi gặp phải đại suy thoái
Thực tế đã ghi nhận có bốn phương án mà các chính phủ đã làm khi gặp phải đại suy thoái:
Thứ nhất: là cắt giảm chi tiêu (thắt lưng buộc bụng): người dân và chính phủ, hoạt động kinh doanh đều phải cắt giảm chi tiêu, đồng nghĩa với việc cắt giảm lương và thất nghiệp sẽ xảy ra, tất nhiên khi việc này diễn ra nó sẽ càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi chi tiêu là thu nhập của người khác nên bất cứ ai đó cắt giảm chi tiêu sẽ khiến thu nhập của người khác giảm đi và càng làm cho chúng ta lún sâu thêm vào nợ.
Thứ 2: Tái cấu trúc nợ có nghĩa là người cho vay được trả lại nợ ít hơn hoặc được trả lại trong một khung thời gian dài hơn hoặc có thể hạ lãi suất thấp hơn so với những gì đã đồng ý trước đó. Người cho vay thà có chút gì đó còn hơn là không có gì cả. Mặc dù nợ biến mất, nhưng tái cơ cấu nợ khiến cho thu nhập và giá trị tài sản của người cho vay biến mất nhanh hơn, do đó gánh nặng nợ vẫn tiếp tục tồi tệ hơn. Giống như cắt giảm chi tiêu, giảm nợ cũng đau đớn cho nền kinh tế và người dân.
Thứ 3: Phân phối lại sự giàu có từ người có “have’s” sang người không có “have not’s”. Lúc này những người không có đang phải chịu đựng sự căng thẳng của nền kinh tế và đang phẫn uất với sự giàu có. Sự trầm cảm về kinh tế có thể gây ra những bất ổn về chính trị cho các nước khi khoảng cách giàu nghèo đang được gia tăng một cách chóng mặt.
Và giải pháp cuối cùng đó là in tiền để trả nợ. Đó là giải pháp mà hầu hết tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều đã áp dụng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. FED và các ngân hàng từ Châu Âu đến châu Á, Trung Quốc, Nhật bản… đã in ra 1 lượng lớn hàng nghìn tỉ USD để giải cứu các ngân hàng bị phá sản, và mua lại các tải sản tài chính, cổ phiếu, trái phiếu chính phủ. Việc in tiền này tất nhiên nó sẽ gây ra lạm phát phá hủy giá trị của tiền tệ. Bằng cách in tiền chính phủ sẽ có tiền qua việc ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ, và chính phủ sẽ có tiền bơm vào nền kinh tế để kích thích nó đi lên trở lại.
Và đó là bài dịch giải thích về sự hoạt động của cỗ mày nền kinh tế của tỷ phú Ray Dailo.
Hy vọng các bạn có được một cái nhìn tổng quát về cách thức hoạt động của nền kinh tế để có thể tránh được những tổn thương do chu kỳ kinh tế tạo ra cũng như nắm bắt được những cơ hội trong hoạt động đầu tư và quản trị rủi ro với các giao dịch.