Dự Báo Kinh Tế Việt Nam và Xu Hướng Đầu Tư Chứng Khoán
Mục lục
- Lời Nói Đầu
- 4 Xu Hướng Nổi Bật ở Việt Nam
- Yếu Tố Bùng Nổ ở Việt Nam
- Các ngành nghề nên chú trọng đầu tư
- Tương Lai Kinh Tế Việt Nam
- Kết Luận
1. Lời Nói Đầu
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận những xu hướng tích cực. Việc nắm bắt và hiểu rõ các xu hướng này sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về những xu hướng kinh tế và đầu tư chứng khoán nổi bật tại Việt Nam.
2. 4 Xu Hướng Nổi Bật ở Việt Nam
4 xu hướng đầu tư đáng chú ý tại Việt Nam: Dược phẩm, Công nghệ, Bán lẻ và Lạm Phát
2.1. Xu Hướng Bán Lẻ Công Nghệ và Dược Phẩm
Ngành bán lẻ công nghệ và dược phẩm tại Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ. FPT Shop, một trong những chuỗi bán lẻ công nghệ hàng đầu, là giao thoa của 3 lĩnh vực Dược phẩm, bán lẻ và công nghệ. FRT đã mở rộng hệ thống với hơn 700 cửa hàng trên toàn quốc. Tương tự, Nhà thuốc Long Châu cũng không ngừng mở rộng với mục tiêu đạt 1.000 cửa hàng vào năm 2025. Doanh thu của FPT Retail (FRT) năm 2023 đạt 18.423 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.
2.2. Xu Hướng Công Nghệ – 5G
Đây là thời đại hoàng kim của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghệ 5G đang dần trở thành hiện thực tại Việt Nam với sự ra mắt của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Tính đến cuối năm 2023, Viettel đã phủ sóng 5G tại hơn 20 thành phố lớn. 5G không chỉ mang lại tốc độ truy cập internet nhanh hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các ứng dụng công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục và giải trí. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các cổ phiếu liên quan đến công nghệ và bán lẻ điện thoại di động.
Mạng 4G là tốc độ máy bay, còn tốc độ 5G là tốc độ tên lửa. 5G là nền tảng để phát triển công nghệ lái xe tự động, thành phố thông minh, nhà thông minh, internet kết nối vạn vật.
Các cổ phiếu công nghệ viễn thông hưởng lợi từ làn sóng này: FOX, ELC, CMG, CTR, ITD, TTN
Bán lẻ kết hợp với công nghệ => Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ điện thoại di động: DGW, FRT, MWG
2.3. Xu Hướng Lạm Phát
Lạm Phát là Lạm dụng phát hành, in quá nhiều tiền. Chính phủ các nước bơm hàng tỷ dola để giải cứu nền kinh tế khỏi suy thoái, khỏi dịch bệnh.
Lạm phát đang là một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Dịch bệnh đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và chính phủ phải bơm tiền để kích thích kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2023 của Việt Nam đạt mức 4,5%, cao nhất trong 5 năm qua. Vì vậy ở Việt Nam người dân rất thích đầu tư Vàng và Bất động sản. Vì khi tiền bơm ra, những tài sản này cũng tăng giá theo.
Chúng ta sẽ chống lại sự lạm phát bằng việc đầu tư/ đầu cơ vào những doanh nghiệp có giá hàng hoá tăng lên. Ví dụ
Giá nhà đất, bất động sản tăng: Các doanh nghiệp BĐS sẽ hưởng lợi như NLG KDH VHM PDR NTL DXG CEO DIG ….
Giá xăng dầu tăng : GAS, PVS, PVD, BSR, POW…
Giá thép tăng: HPG NKG HSG SMC VGS….
Giá cao su tăng: GVR PHR DPR
Giá đường tăng: QNS, SBT
Hoá chất: DGC CSV
Gạo TAR LTG
Thuỷ sản: VHC FMC ANV…
Giá oto được miễn thuế: THA, HAX…
“Bám theo xu hướng, cả đời sung sướng
Không biết đeo bám, cả đời ăn cám…”
3. Yếu Tố Bùng Nổ ở Việt Nam
3.1. Bùng Nổ Dân Số và Tiêu Dùng
Dân số Việt Nam đang tiếp tục tăng nhanh chóng, dự kiến sẽ đạt hơn 101 triệu người vào năm 2030. Điều này tạo ra một thị trường tiêu dùng rộng lớn và một nguồn lao động dồi dào. Rất hấp dẫn đầu
tư. Dân số VN đang đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, và 13 trên thế giới.
Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.400 USD, và sẽ tiếp tục tăng trong các năm sắp tới (theo số liệu dự báo của IMF)
Dân số ngày càng tăng, và đời sống và thu nhập ngày càng được cải thiện, vì vậy người Việt có xu hướng tiêu dùng mua sắm ngày càng nhiều hơn.
Theo Tổng cục Thống Kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng liên tục tăng qua các năm, phản ánh sức mua mạnh mẽ của người Việt
Các doanh nghiệp hưởng lợi: VRE, PNJ, MWG…
3.2. Bùng Nổ Vốn Ngoại
Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2023 đạt 38 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Lợi thế của Việt Nam nằm ở nguồn nhân lực giá rẻ và một thị trường tiêu thụ tiềm năng. Các công ty có sự đầu tư từ nước ngoài sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,… đã tìm hiểu rất kỹ càng trước khi quyết định đầu tư sang Việt Nam.
Nếu nền kinh tế Việt Nam có vấn đề, thì chắc chắn số tiền đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không thể tăng liên tục như vậy được
Vì sao nước ngoài chú ý Việt Nam nhiều hơn Nhật Bản? Vì Việt Nam có dân số trẻ và khỏe, còn Nhật Bản thì dân số già, ít sinh con.
Hiện nay, Nhật Bản đã đạt đến đỉnh tăng trưởng, nền kinh tế trở nên bão hòa, trì trệ vì thiếu lao động. Tháp dân số của Việt Nam (năm 2015) và Nhật Bản (năm 1970), bạn sẽ thấy điểm 1 tương đồng, đó là: Độ tuổi dân số từ 15 đến 34 tuổi (lực lượng lao động trẻ) chiếm phần lớn trên tổng số dân. Như vậy, Việt Nam đang đi trên con đường mà Nhật Bản đã đi cách đây 45 năm
4. Các ngành nghề nên chú trọng đầu tư:
1. Nông nghiệp, thực phẩm, xuất khẩu (dạ dày của thế giới)
2. Du lịch -> kết hợp chữa bệnh, y tế (bác sĩ Việt Nam giỏi) (cận, biển) [Thuốc nam, bắc tốt]
Nghỉ dưỡng
3. Công nghệ thông tin (thông minh, học toán tốt)
4. Bán lẻ -> Dân số đủ lớn (tiêu dùng lớn)
5. Xây dựng, hạ tầng -> Đổi mới đô thị phát triển BĐS (khu công nghiệp)
4.1. Nông nghiệp, thực phẩm, xuất khẩu (dạ dày của thế giới)
Việt Nam, với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đang khẳng định vị thế là một trong những quốc gia hàng đầu về nông sản và thực phẩm xuất khẩu. Nhờ vào khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ và sự chăm chỉ của người nông dân, Việt Nam sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp đa dạng và chất lượng cao. Các sản phẩm như gạo, cà phê, hạt điều, và thủy sản Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
Việt Nam còn nổi tiếng với ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách từ khắp nơi. Các món ăn ngon, độc đáo không chỉ làm say lòng thực khách mà còn thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.
Tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản và thực phẩm xuất khẩu là rất lớn. Sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, uy tín quốc tế và sự phong phú của ẩm thực Việt hứa hẹn sẽ đưa Việt Nam trở thành một trung tâm ẩm thực và nông sản toàn cầu, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
4.2. Du lịch -> kết hợp chữa bệnh, y tế
Ngành du lịch Việt Nam đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2023 đạt 15 triệu lượt, tăng 30% so với năm trước. Điều này mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch và khách sạn như Vietravel và Saigontourist.
Ngoài ra Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho du lịch kết hợp với y tế khám chữa bệnh. Với bờ biển dài hơn 3.200 km, nhiều thắng cảnh đẹp và các khu nghỉ dưỡng cao cấp, Việt Nam thu hút du khách bởi sự phong phú và đa dạng của cảnh quan tự nhiên. Từ những bãi biển cát trắng, rừng nguyên sinh đến những ngọn núi hùng vĩ, Việt Nam mang đến cho du khách trải nghiệm nghỉ dưỡng tuyệt vời.
Không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, Việt Nam còn sở hữu hệ thống y tế chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều người trong số họ đã từng làm việc và học tập tại các quốc gia tiên tiến. Các bệnh viện và trung tâm y tế ở Việt Nam được trang bị hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng từ kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị chuyên sâu đến phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt, Việt Nam còn nổi tiếng với các liệu pháp chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người bệnh.
Các cổ phiếu hưởng lợi : du lịch, hàng không, sân bay, nghỉ dưỡng : ACV NCS NCT AST SCS VIC VJC HVN
4.2. Công nghệ thông tin
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho ngành công nghệ thông tin với tiềm năng phát triển vượt bậc. Đất nước này có một lực lượng lao động trẻ, năng động và đặc biệt thông minh, với khả năng học toán vượt trội. Đây là nền tảng quan trọng giúp Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin mạnh mẽ.
Người Việt Nam, nổi tiếng với sự thông minh và tư duy logic, đã không ngừng khẳng định mình trên các sân chơi công nghệ quốc tế. Nhiều sản phẩm và giải pháp công nghệ “Made in Vietnam” đã và đang tạo dấu ấn trên thị trường toàn cầu, từ phần mềm, ứng dụng di động đến các giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn.
Cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ AI sẽ giúp VN có những bước nhảy vọt trong phát triển
5. Tương Lai Kinh Tế Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhờ vào sự ổn định kinh tế và các chính sách mở cửa của chính phủ. Việc nâng hạng thị trường và tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo GDP của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng trưởng 6,5%, cao hơn mức trung bình của khu vực.
Thực tế đang có xu hướng dòng vốn rời bỏ các nước phát triển, để tìm đến các thị trường mới nổi có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn. Việt Nam đang đón nhận cơ hội từ sự chuyển dịch dòng vốn của các nhà đầu tư từ Trung Quốc và Thái Lan. Theo đó, ngành du lịch cũng có cơ hội tốt để phát triển
Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, coi Việt Nam là một địa bàn chiến lược. Nhà sản xuất tivi thứ 2 thế giới – LG Electronics đã chuyển từ Thái Lan sang Việt Nam. Samsung cũng đã rút khỏi Trung Quốc, chuyển sang đầu tư hoàn toàn tại Việt Nam
Hiện nay Việt Nam cũng là đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia trên thế giới.
6. Kết Luận
Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động. Việc nắm bắt và hiểu rõ các xu hướng kinh tế và đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đúng đắn, tối ưu hóa lợi nhuận và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.