Chứng khoán có phản ánh nền kinh tế không?
Đăng lúc 08 05, 2020
Chứng khoán có phản ánh kinh tế hay không?
Nhiều khách hàng/ bạn bè mình thắc mắc tại sao covid ảnh hưởng như vậy, nền kinh tế nhiều khó khăn mà sóng tăng lại mạnh, thị trường lại uptrend? Vậy chứng khoán không liên quan gì tới nền kinh tế à? Hôm rồi lại còn có bài báo tác giả gì đó nước ngoài đoạt giải nobel cũng nói lại điều ấy nữa.
Mình thì không phải dân chuyên về các số liệu vĩ mô. Nên không chém được. Mình chỉ biết về biểu đồ thôi. Mà biết cái gì thì nói cái ấy. Mình chẳng tin bất kỳ một “chuyên gia” nào trên thị trường, mình chỉ tin vào biểu đồ thôi. Các chuyên gia toàn bốc phét.
Về xu hướng ngắn hạn thì rõ ràng là TT đang uptrend rồi. Nhưng nếu đặt nó vào trong một xu thế dài hạn hơn, nó vẫn có thể đang trong một kênh giảm giá trung hoặc dài hạn “giả định” của mình – tất nhiên là chưa được xác nhận. Trong một kênh giảm giá, giá biến động từ kênh dưới lên kênh trên là một điều rất bình thường. Vì vậy, dù mình tin là nhịp này thị trường sẽ đạt được mốc 880-900 gì đó, nhưng nếu đến đó thị trường quay đầu và về mốc khoảng khoảng 700, thì kênh giảm giá trung/ dài hạn kia được xác nhận khi đường kênh chính thức đi qua 3 điểm. Và như vậy lý thuyết về chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế vẫn đúng. Chẳng có gì sai. Không phải nhịp tăng này mà điều đó bị phủ định. Kinh tế tốt thì chứng khoán mới tốt, và ngược lại.
Ngay như biểu đồ ở dưới đây, từ 2010 – cuối 2012 là một ví dụ, kinh tế đâu có tốt, lạm phát 2x%, trend chủ đạo vẫn là xuống, nhưng trong khoảng thời gian đó cũng có rất nhiều đợt hồi phục 2 tháng, hoặc tới 4 tháng. Đợt hồi phục này mạnh hơn, vì nó cũng có đợt giảm kỷ lục trước đó. Chứng khoán là thế mà, giảm mạnh thì tăng mạnh, giảm nhẹ thì tăng nhẹ. Như một quả bóng bật trên nên đất thôi.
Chúng ta không thể vì một nhịp tăng ngắn hạn này mà quên đi rằng nền kinh tế đang thực sự bị ảnh hưởng. Các hoạt động ở VN đang trở lại bình thường, nhưng ở các nước khác là đối tác của chúng ta thì chưa. Họ vẫn đang bị hạn chế đi lại, hoạt động kinh tế. Sức chịu đựng của doanh nghiệp/ người lao động cũng sẽ có giới hạn. Nhiều báo cáo cho thấy rằng tháng 6 tháng 7 là thời điểm cuối cùng, nếu không thì chính thức nền kinh tế thế giới sẽ rất dễ đi vào suy thoái. Các chuyên gia vĩ mô cũng chưa phủ nhận điều ấy, và cả Warrent Buffet cũng vẫn cẩn trọng, chưa giải ngân.
Kịch bản tuyệt đẹp đó là, coi giai đoạn từ 2016 đến 2018 là một sóng tăng 1, từ 2018 đến 202x… là sóng giảm 2 (tầm 700), và sóng tăng 3 cực mạnh là giai đoạn sau này….. Đây là một kịch bản ai cũng mong chờ, vì nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội từ công nghệ thông tin, sự dịch chuyển sản xuất, sự tăng cao uy tín trong bạn bè thế giới qua thời gian chống dịch vừa rồi….chúng ta lại bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng thì không còn điều gì để vui mừng hơn.
Tóm lại cả bài viết mình muốn nói các ý sau:
1. Chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế. Kinh tế tốt thì chứng khoán tốt và ngược lại.
2. Kinh tế dù tốt, hay xấu, thì việc thị trường lên xuống là bình thường. Quan trọng là TREND ( xu hướng của thị trường) sẽ luôn tuân theo xu hướng nền kinh tế.
Vì vậy, hãy giữ tư duy rộng mở, đừng quá lạc quan, cũng như đừng quá bi quan trong bất kỳ tình hình nào. Sẽ luôn có cơ hội cho chúng ta.
3. Về ngắn hạn, hãy tận hưởng nhịp tăng sắp tới. Nhưng vui thôi đừng vui quá.
4. Tôi mong điều kỳ diệu và mọi điều tốt đẹp sẽ đến với Việt Nam mình, và chúng ta sẽ lại được sống trong những con sóng vừa to vừa dài và dai hơn nữa….
Chúc các bạn đầu tư luôn thành công nhé!
Chia sẻ: