Đội lái và một số chiêu thức giao dịch

Đăng lúc 04 09, 2020

ĐỘI LÁI VÀ 10 CHIÊU THỨC GIAO DỊCH THƯỜNG GẶP

I. Khái niệm

“Đội lái” là tiếng lóng dành cho nhóm các nhà đầu tư có vốn chuyên câu kết, thông đồng với nhau.

Khởi nguồn “Đội lái” là những “tay to”, tức những nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính. Họ thường “bắt tay” cùng doanh nghiệp, để tạo ra sức hút cổ phiếu cho thị trường. Những doanh nghiệp họ nhắm đến thường có tính đại chúng thấp, do một hoặc vài ông chủ nắm lớn. Để chuẩn bị cho “trận đánh”, các “Đội lái” phải tổ chức hạ tầng, sẵn sàng tiền, cổ phiếu.

II. Các giai đoạn lái cổ phiếu

1. Gom hàng: “Đội lái” sẽ tìm mọi cách “đè giá”. Họ đè giá bằng cách “dọa dẫm” treo bán lệnh lớn trên bảng điện. Họ còn có những “đòn đánh” ATC bất ngờ, làm giá giảm sâu mà không mất quá nhiều hàng. Họ gom mua rất khéo léo, gần như không nhìn thấy lệnh chờ mua.

2. Tạo thanh khoản: Sau khi gom được một lượng hàng nhất định, khoảng 2/3 so với mục tiêu, “Đội lái” bắt đầu tạo thanh khoản. Họ mua bán trao tay với khối lượng lớn, không quá chú trọng về việc làm tăng giá cổ phiếu, hay mua ròng, bán ròng.

3. “Rắc thính”:  giai đoạn này nhằm tạo sự chú ý của thị trường. Sẽ có những phiên thanh khoản cao đột biến, giá tăng trần với dư mua lớn. Giai đoạn này họ sẵn sàng mua ròng ở giá trần hoặc xanh. Họ sẽ “đánh” tiết cung, vì hầu hết cổ phiếu đã nằm trong tay họ. Cùng lúc này, trên media, diễn đàn, bắt đầu hé lộ những thông tin nào đó của doanh nghiệp. Hầu hết đều là những tin “nửa giả, nửa thật”, mang tính đồn đoán.

4. “Thả mồi câu”: Giai đoạn này “Đội lái” muốn tạo sự sôi động của cổ phiếu. Cổ phiếu sẽ có thanh khoản rất cao, các nhà đầu tư đều dễ dàng “ra vào” với số lượng lớn. Dù giá cổ phiếu có thể có biến động, thậm chí điều chỉnh đỏ, hay sàn, nhưng vẫn duy trì chart tích cực. Đây là lúc mà mọi người hay nói, “lái cho ăn”.

5. “Xả hàng”: Đây là giai đoạn cuối cùng. Doanh nghiệp sẽ ra những thông tin rất tốt, tin đồn về thương vụ thâu tóm của “ông lớn” nào đó bắt đầu lan truyền. Giá cổ phiếu tăng trần liên tục, với dư mua hàng triệu đơn vị. Sau khi “nhỏ lẻ” bắt đầu tham gia lớn, sẽ có hiện tượng “rút củi đáy nồi”. Quá trình phân phối sẽ diễn ra không chỉ một vài phiên, mà còn nhiều nhịp tăng giảm. Cổ phiếu có thể sẽ dư bán sàn vài triệu đơn vị, sau đó sẽ có những cú hồi lên, thậm chí đảo lên trần. Nhưng mua vào là sẽ bị kẹp. Sau khi “Đội lái” xả hàng thành công, nhiều khi cổ phiếu có hiện tượng “tự lái” một thời gian, rồi mới tắt hẳn.

Bản thân “Đội lái” cũng có những rủi ro nhất định. Chủ yếu là do mâu thuẫn nội bộ, rò tỉ thông tin, thị trường chung bất ngờ, không thuận để “tạo sóng”. Hoặc có những trường hợp, “Đội lái” thay đổi mục đích, từ việc “tạo sóng”, biến thành cổ đông lớn, thôn tính doanh nghiệp luôn.

III. 10 chiêu thức giao dịch thường gặp

1. Việc bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với những “tay mơ”. Các “đại gia” muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động bán ào ạt với giá sàn ở một tài khoản. Thấy vậy, nhiều “tay mơ” nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó có tin xấu và bán đổ bán tháo theo giá sàn. Trong khi đó, “đại gia” lại dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ.

2. Mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn. Đại gia muốn bán được giá cổ phiếu đang có nên chủ động mua ào ạt giá trần ở một tài khoản. Nhiều người nghĩ chắc là có tin tốt nên người ta mới dám mua như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó đại gia dùng tài khoản khác bán dần ra cổ phiếu đó ở mức giá thấp hơn , số lượng lớn hơn số lượng mua vào ở tài khoản trước. Ví dụ mua 30k ở tài khoản A, bán 50k ở tài khoản B. Vì vậy, bán được 20k giá tốt.

Vài hôm sau đại gia ngừng “diễn”, giá cổ phiếu đứng và xuống khiến cho ai mua theo thì bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những phiên xảy ra 2 hiện tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt khi nào là kỹ xảo khi nào là thật phải có bản lĩnh. Vì thế nhiều “tay mơ” đánh ngắn hạn bị thua liểng xiểng vì các kỹ xảo trên. 2 kỹ xảo trên là con dao 2 lưỡi và khi có một đại gia khác chơi lại mua ngay giá trần (thì kỹ xảo 2 bị hóa giải).

3. Bán chặn giá trên. “Đòn” này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ hơn “đòn thứ nhất”. Theo đó, “đại gia” muốn mua rẻ nhưng biết dùng đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi đó bên mua đại gia chỉ đặt số lượng vừa phải giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và vào “rọ” của đại gia.

4. Mua chặn giá dưới bằng cách ngay từ đầu giờ “đại gia” đặt mua số lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bản số lượng nhỏ ở giá cao hơn tham chiếu. Thấy cũng ít quá, nhiều người đặt mua giá cao để mua bằng được và cũng vào “rọ” của đại gia. Tuy vậy, nếu có đại gia nào chơi lại thì việc làm này cũng mất tác dụng.

5.
 Mua theo kiểu rải đinh. “kỹ xảo” này để bịt mắt “đối thủ”. Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, ví dụ một lô 24; 1 lô 24.1 và một lô 24.3. Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Sau khi lệnh mua bị che là cuộc đấu trí giữa các “thợ săn”. Điều thú vị là có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.

6. “Rải đinh” bán. Ngược lại với “rải đinh” mua, đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3, 1 lô 32.4. Các “thợ săn” đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán giá sàn. Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ năm và thứ sáu mất tác dụng.

7. “Rải đinh” để khớp mua giá thấp. Khi thị trường không nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá. Thế nào cũng dính 1 lượng CP ở mức giá thấp.

8.Tương tự là rải đinh để khớp bán giá cao. Kỹ xảo 7 và 8 đòi hỏi NĐT phải nhanh mắt và có trí nhớ tốt để “rải đinh” chuẩn xác.

9.Đè sàn (Fl)Kỹ xảo này rất có tác dụng Khi TTCK không “nóng”. Ngay đầu phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ (P1-P3), nếu CK mà nhà giao dịch muốn mua chưa thể hiện lệnh mua nhưng bên bán đã tung lệnh ATO hoặc ATC thì NĐT đưa ra 1 lệnh mua giá sàn và ở TK khác đặt mua với lệnh ATO – ATC khi sắp kết thúc phiên giao dịch này Nếu không có lệnh mua nào khác hoặc có lệnh mua khác nhưng KL nhỏ hơn KL bán ATOATC trên kia thì Ck sẽ khớp lệnh ở giá sàn. Quan trọng: Theo dõi và cân đối khối lượng bên bán và bên mua thì kỹ xảo mới có tác dụng.

10.Đẩy trần(CE), ngược lại với kỹ xảo 9.

Nguồn: sưu tầm từ nhiều bài viết. (F319, happy.live và internet)

Danh mục: CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ , KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Chia sẻ:

Xin chào, tôi là Phạm Duy, Founder của Uptrend.vn. Tôi chia sẻ về kiến thức chứng khoán và đầu tư.

App Uptrend
live-chat live-chat live-chat