Mô hình hai đỉnh, hai đáy
Mô hình hai đỉnh, hai đáy (double top, double bottom) là dạng mô hình giá cơ bản và kinh điển nhất, và cũng thuộc trong danh sách các mô hình tạo đáy điển hình mà Trader nào cũng phải biết.
Tuy nhiên, từ lúc phát hiện 1 cái mô hình hai đỉnh, hai đáy đến lúc kiếm được lợi nhuận từ nó là 1 con đường không hề gần, và không hề dễ để đi. Nếu anh em nhắm mắt làm theo những gì được kể về mô hình hai đỉnh, hai đáy trong sách giáo khoa phân tích kỹ thuật, khả năng sấp mặt vẫn như cơm bữa.
Dưới đây mình sẽ chia sẻ vài lưu ý khi giao dịch mô hình hai đỉnh, hai đáy, và cách để biến cái mô hình đơn giản này thành các lệnh thắng. Bài viết sẽ được chia làm 2 phần và được trình bày theo các ví dụ của mô hình hai đáy, với hai đỉnh anh em cũng sẽ thực hiện chiến lược tương tự.
Mô hình hai đỉnh, hai đáy là gì?
Mô hình hai đỉnh là mô hình giá tạo đỉnh của 1 xu hướng tăng, và hai đáy là mô hình giá tạo đáy của 1 xu hướng giảm. Ở đây mình lấy ví dụ của mô hình hai đáy cho anh em dễ theo dõi.
Mô hình hai đáy sẽ có 3 phần:
- Đáy 1: lần từ chối giá đầu tiên;
- Đáy 2: lần từ chối giá thứ hai;
- Đường cổ (neckline): một vùng kháng cự mà khi bị phá vỡ, giá sẽ tạo động lực tăng tiếp rất mạnh
Vậy thì tâm lý đằng sau của 1 mô hình hai đáy là gì?
- Đáy 1: Giá chỉ đơn giản là đang tiếp cận 1 vùng hỗ trợ mạnh và bật lên, tạo 1 swing low (đáy). Lúc này đây chỉ nhìn giống như 1 cú hồi trong xu hướng giảm;
- Đáy 2: Giá từ chối swing low trước đó. Lúc này đúng là có lực mua, nhưng vẫn còn quá sớm để xác định xu hướng đã đảo chiều. Đáy 2 này xuất hiện chứng tỏ phe bán đã yếu đi nhiều, không đủ sức để đạp giá rớt khỏi đáy 1 nữa;
- Cú phá vỡ đường cổ: Vùng trên đường cổ một chút sẽ là nơi lý tưởng để các trader đã vào lệnh bán trước đó đặt stop loss, với kỳ vọng giá sẽ giảm tiếp. Do đó khi giá phá vỡ đường cổ lên trên, hàng đống lệnh stop loss sẽ được kích hoạt, tạo động lực cho giá tăng lên rất mạnh.
Đó cũng là lý do các nhà phân tích kỹ thuật đều khuyên trader nên buy ngay khi đường cổ bị phá vỡ. Tuy nhiên đời không đơn giản như vậy, sẽ có trường hợp anh em đặt buy stop nhưng lại dính bull trap, hoặc chờ cho giá phá vỡ thực sự nhưng tới lúc vào buy thì đã quá trễ, giá đã đi quá xa rồi.
Mô hình hai đỉnh, hai đáy – Đừng mắc sai lầm này khi trade hai đỉnh, hai đáy
Hãy coi chừng khi anh em buy cú phá vỡ của 1 mô hình hai đáy. Bởi vì xu hướng vẫn còn đang là giảm, và nếu giá chỉ “tình cờ” hình thành 1 mô hình hai đáy trên con đường giảm của nó, khả năng cao là nó sẽ giảm sâu hơn.
Vậy thì làm sao để tránh buy phải 1 cái hai đáy tình cờ?
1. Thêm MA 20 vào chart. Nếu giá đang nằm dưới MA 20 và hình thành hai đáy, hãy bỏ qua;
2. Nếu giá đang nằm trên MA 20 và hình thành hai đáy, hãy xét độ thấp của hai cái đáy: chuẩn nhất là đáy 2 phải cao hơn đáy 1 một chút (càng cao hơn càng tốt, đáy cao hơn thể hiện sự hăng hái của phe mua). Nếu đáy 2 thấp bằng đáy 1, thì tại đáy 2 phải xuất hiện các mô hình price action, hoặc mô hình nến cho thấy sự từ chối giá, ví dụ pin bar, bullish engulfing, fakey, vv.
3. Nếu các điều kiện trên thoả rồi, hãy xét tới volume của đáy thứ hai: volume đáy thứ hai phải nhỏ hơn rõ ràng so với đáy 1 thì mô hình đó mới được gọi là tạm ổn. Volume giảm đi cho thấy phe bán đã không thiết tha gì tới việc đẩy giá giảm sâu hơn nữa rồi. Nếu volume giảm đều theo từng cây nến thì quá đẹp;
Tương tự, bàn về mô hình hai đỉnh:
MÔ HÌNH HAI ĐỈNH VÀ TÂM LÝ ĐẰNG SAU
Khái niệm về mô hình này như thế nào thì chắc anh em cũng biết hết rồi, tôi không định nghĩa lại nữa nhé. Anh em nào chưa từng nghe mô hình này thì vào chuyên mục lớp học và xem phần khái niệm. Sau đó quay lại đây nghe chuyện chưa kể sẽ hiểu được tường tận mô hình hai đỉnh – hai đáy.
Chúng ta sẽ nói về mô hình này bằng ngôn ngữ volume:
Trước khi mô hình hai đỉnh xuất hiện là một xu hướng tăng . Đỉnh thứ nhất hình thành kèm volume cực lớn cho thấy xu hướng tăng sắp kết thúc. Volume cực lớn này chính là lượng lớn đám đông bị FOMO , chấp nhận đua lệnh, mua giá cao vì nghĩ nó còn cao nữa, nhưng vô tình lại đang mua hàng mà Big Boys đang bán.
Chúng ta nên nhớ rằng cái gì thơm ngon, dễ dàng chỉ nằm ở trong bẫy chuột. Cái gì mà nhìn rõ mồn một thì không còn là cơ hội nữa rồi. xu hướng nhìn quá rõ, ai cũng cho rằng nó tăng, thì đã tới đỉnh rồi đấy (đây là kinh nghiệm của tôi).
Khi giá tạo đỉnh đầu tiên, nó chưa đảo chiều liền đâu, vì hiện tại thị trường đang rất bullish, phe bán vẫn chưa thể mạnh hơn phe mua. Chúng ta cần 1 cú test lại để biết phe mua đã yếu.
Vào lúc đó thì đỉnh thứ hai xuất hiện, gần bằng đỉnh thứ nhất hoặc thấp hơn, nhưng volume lúc này lại thấp hơn đáng kể.
Như tôi đã chia sẻ trong bài viết Volume – chuyện chưa kể, tại một đỉnh có volume thấp thì chứng tỏ phe mua không còn tha thiết gì việc mua để nâng cổ phiếu lên nữa, hiện tại, thị trường đang vắng bóng phe mua, nhưng không đồng nghĩa là phe bán mạnh.
Tuy nhiên một điều lưu ý là những người FOMO ở cái đỉnh đầu tiên thì stoploss của họ hầu như đặt ở dưới đường neckline (viền cổ). Do đó, khi mà giá di chuyện xuống vùng này và khớp cái stoploss của phe mua (chính là lệnh bán) thì lúc này giá chạy rất nhanh xuống đường viền cổ và hình thành mô hình hai đỉnh.
Đó là lý do tại sao sách giao khoa thường dạy rằng giá khi breakout đường viền cổ mới được vào lệnh là như vậy.
Đó là mô hình hai đỉnh, tương tự chúng ta cũng có mô hình hai đáy với diễn biến volume giống y hệt vậy:
NHỮNG MÔ HÌNH HAI ĐÁY – HAI ĐỈNH BIẾN DẠNG
Mô hình hai đỉnh – hai đáy khá phổ biến nhưng không phổ biến những mô hình giống như trong sách giáo khoa. Cái gì lý thuyết nó cũng đẹp đẽ cả, nhưng thực tế thì xấu xí vô cùng.
Nhờ “may mắn như vậy”, mà chúng ta thường lỗ khi trade mô hình này. Trên thực tế, mô hình thường biến dạng rất nhiều nhưng nó vẫn được xem là mô hình hai đỉnh – hai đáy.
Mô hình hai đáy Trung Quốc
Đây là lý thuyết:
Còn đây là thực tế:
Ở mô hình này, chúng ta để ý, con sóng xuống hình thành đáy thứ hai có vẻ thoải và kéo dài hơn. Nó làm cho hai đáy có vẻ không đều nhau, đáy thứ hai sẽ to và dài hơn đáy trước. Nhưng nó vẫn tuân theo quy tắc về hình dáng và volume. Do đó, vẫn được xem là hai đáy.
Mô hình hai đáy platform
Tôi để tên tiếng Anh, vì dịch ra tiếng Việt nó không có ý nghĩa, anh em nhìn hình thì sẽ hiểu tại sao nó có tên platfrom:
Hình thực tế:
Nguồn : Traderviet:https://traderviet.com/threads/mo-hinh-hai-dinh-hai-day-tu-duy-va-mot-vai-luu-y-khi-giao-dich.24064/
https://traderviet.com/threads/mo-hinh-hai-dinh-hai-day-chuyen-chua-ke.22459/