NẾN NHẬT BẢN

Đăng lúc 12 05, 2019

Bài viết để tìm hiểu về nến nhật và một số mô hình nến. Để hiểu được nhanh, tôi khuyến nghị các bạn nên tìm hiểu chắc về cấu tạo của nến, vẽ biểu đồ biến động đối với từng nến để hiểu được sự biến động trong ngày/tuần của nến đó, thấy được việc cung cầu thay đổi trong ngày.

Còn với bộ nến, thì các bạn hãy tưởng tượng theo quy tắc vật lý. Hãy tưởng tượng trong trend tăng là việc một vật đang bay lên không trung, và trong trend giảm là một vật đang rơi xuống dưới đất. Hãy suy nghĩ thật kỹ trạng thái của nó. Mô hình nến có tác dụng nhất tại CÁC ĐIỂM CỰC, và vì nó nhanh, nhạy nhất, nên trong một số trường hợp, nó có thể có hữu ích giúp bạn bảo vệ được lợi nhuận tốt, và trong một số trường hợp thì ngược lại.

 – Phạm Duy – 

==============================================================================

Nến nhật bản:

Sơ lược về lịch sử ra đời của biểu đồ nến nhật:

Nến, được một thương gia có tên là Munehisa Homma (Ông sinh năm 1724-1803 là năm ông qua đời). Là một trong những tướng lĩnh và là thương gia buôn bán gạo nổi tiếng đi lên từ thành phố Sakata năm 1750. Về sau mở rộng phạm vi hoạt động đến trung tâm giao dịch lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ là Osaka để phát triển sự nghiệp của đời mình.

Ông dựa vào sự quan sát thị trường hằng ngày của mình và ghi chép lại vào những cuốn sổ tay để cho ra những bước chuyển động của thị trường trên giấy và bút. Từ ngày này sang ngày khác, Ông đút kết thành quả quan sát từ những ngày tháng thậm chí hàng năm trời lại. Cho ra điểm giá mở cửa, đóng cửa, Body nến, giá cao nhất và giá thấp nhất. Ông suy nghĩ ra mô hình có tụ họp lại 4 yếu tố mà mình vừa nhắc ở trên và cho ra mô hình nó gọi là nến, từ đấy mô hình nến nhật ra đời qua công sức của ông Munehisa Homma. Nói tóm gọn lại là như vậy, chứ nếu mà nói về nguồn gốc lịch sử ra đời về tác giả của biểu đồ nến nhật này thì còn nhiều thứ để nói về ông ta. Cái mà mình muốn truyền đạt trong bài viết này đến các bạn là giới thiệu về nến và các mô hình giá cơ bản. Ok đến phần tiếp theo nào.

Nến cơ bản:

Nói về nến cơ bản thì có khoảng hơn 200 loại mô hình nến cơ bản và mình sẽ không nói nhiều đến hơn 200 mô hình nến đâu nhé!

Có các loại nến cơ bản mà chúng ta chỉ cần nắm vững nó khi quan sát biểu đồ và chuyển động giá thì ta có thể giao dịch kiếm sống qua ngày là điều bình thường. Trước tiên chúng ta cần nắm cấu tạo của mô hình nến trước đã nhé.

Cấu tạo của nến:

Nến có cấu tạo bao gồm 4 mức giá: đó là Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và một Body (Body này là sự hiện diện của bên mua hoặc bên bán sau khi kết thúc phiên giao dịch).

  • Giá mở cửa: là giá bắt đầu của một phiên giao dịch, là thời gian bắt đầu của một cây nến tại một thời gian nhất định. Ở đầu một phiên giao dịch có thời gian cụ thể. VD: 1m (nến 1 phút), 5m (nến 5 phút), 15m (nến 15 phút), 1H (nến 1 giờ), 4h (nến 4 giờ), 1D (nến 1 ngày). Thời gian bắt đầu thường là 4h sáng theo giờ VN của 1 cây nến 1D (nến 1 ngày), tương tự thế 1h và 4h các bạn cũng tính tương tự như thế nhé. Ở một phiên khác của mùa Đông thì số giờ mở cửa chuyển giao từ ngày này sang khác thường trễ hơn 1h tức là 5h sáng mới chuyển sang một cây nến khác.

 

  • Giá đóng cửa: là giá kết thúc của một phiên giao dịch, là thời điểm kết thúc của một cây nến tại một thời gian nhât định và cụ thể như mình đã nói ở trên giới thiệu cho các bạn nến 1m, 5m, 15m, 1H, 4H, 1D,….. điểm kết thúc của nó thường sẽ là vào 4h sáng giờ Việt nam vào mùa Hạ và 5h sáng vào mùa Đông.

 

  • Giá cao nhất: là giá cao nhất trong quá trở diễn ra của một cây nến, nó thường được biểu đồ nến thể hiện bằng bóng, bất, râu trên của một cây nến như trong hình trên. Hình bên dưới này là vẽ ra để cho thấy diễn biến khác của điểm giá cao nhất trong một biểu đồ hình Line.

 

  • Giá thấp nhất: là giá thấp nhất của một cây nến trong thời gian diễn biến của nó. Thường được biểu đồ nến thể hiện bằng bóng, bất, râu dưới của một cây nến như trong hình trên. Hình trên này là vẽ ra để cho thấy diễn biến khác của điểm giá thấp nhất trong một biểu đồ hình Line.

Các ký tự bên trên hình O (Open: là mức giá mở cửa), L (Low: là mức giá thấp nhất trong diễn biến của một cây nến), H (Hight: là mức giá cao nhất trong diễn biến của một cây nến), C (Close: là mức giá đóng cửa của một cây nến).

Diễn biến của nến

Các loại nến cơ bản :

 

4 loại nến bắt đỉnh và đáy của thị trường :

1.Nến doji

 
 



2. Nến karakasa


 
 


3. Nến song kiếm :
có 3 loại nến song kiếm  : nhấn chìm , mây đen che phủ , xuyên thấu



 
 
 

4. Nến sao trời 

 
 
 
 


Một số trường hợp thực tế :

 
 



 



 
 




Danh mục: KIẾN THỨC ĐẦU TƯ , PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
Chia sẻ:

Xin chào, tôi là Phạm Duy, Founder của Uptrend.vn. Tôi chia sẻ về kiến thức chứng khoán và đầu tư.

App Uptrend
live-chat live-chat live-chat