Nhật ký thị trường giai đoạn 4/2022

Đăng lúc 11 05, 2022

Các dấu hiệu thị trường đạt đỉnh tháng 4/2022:

1. Có các sự kiện CHÍNH TRỊ hay thay đổi chính sách lớn. Ví dụ như Siết bất động sản, trái phiếu, bắt các chủ doanh nghiệp. Mà các chuyên gia thì đều đánh giá coi thường những sự kiện đó.

2. Thay đổi lãi suất. Lãi suất có xu hướng tăng lên qua các kỳ điều chỉnh. Hoặc có thể là một sự kiện, 1 biến lớn dạng chiến tranh, cái mà đám đông rất khó có thể đánh giá được mức độ tàn phá.

3. Thị trường thường sideway dài bằng nỗ lực của ngành tài chính: Ngân hàng, chứng khoán. Và nhóm ngành này thường GÃY/ tạo gap up rồi suy kiệt trước thị trường để báo hiệu.

4. Thị trường trở nên cực phân hoá, dòng tiền chỉ vào một số cổ phiếu có câu chuyện, tăng trưởng tốt. Đa số cổ phiếu KHÔNG CÓ ĂN. Tỷ lệ break giả, break fail cao, liên tục thất bại. Các điểm thị trường bùng nổ vượt đỉnh đều bị đạp lại rất mạnh. Tin tốt ra nhưng cổ phiếu không tăng được giá, khối lượng lớn.

Biến động với biên độ lớn, cả thị trường lẫn cổ phiếu. Cảm giác chung của mọi người đều là khó chịu, khó ăn. Dồn sức nhiều nhưng không hiệu quả. Thị trường có thể tăng điểm nhưng tài khoản lại không tăng thậm chí giảm.

5. KHÔNG CÓ NHIỀU CƠ HỘI ĐỂ MUA. CÁC ĐIỂM MUA TÍCH LUỸ RẤT ÍT. CÁC ĐIỂM MUA TỐT NHẤT CŨNG THẤT BẠI. Thị trường KHÔNG CÓ LEADER LÀ CỰC NGUY HIỂM


Thị trường khó chịu, điểm mua ít, không tìm thấy điểm mua, giải ngân nhiều nhưng không hiệu quả.

Các cổ phiếu khỏe nhất cuối cùng cũng bị bán. Chỉ là cổ nào bị bán sau mà thôi. THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÓ LEADER DẪN DẮT THÌ SỚM MUỘN CŨNG CHẾT.

6. Lãnh đạo, cổ đông lớn bán rất nhiều.

7. Phát hành liên tục vô tội vạ. Các doanh nghiệp như vội vã phát hành kẻo hết sóng.

Ví dụ: VPB năm 2018, VND năm 2022.

8. Thị trường đi trên con sóng đầu cơ. Mọi người có thể say những con sóng tăng trần liên tục bởi những cổ phiếu cơ bản không có gì như FLC HAI ROS HUT APS HAG BII. Nếu không cầm các cổ phiếu đó thì gần như không có ăn và nhiều người trở thành “ngôi sao chứng khoán” “thiên tài chứng khoán”. 

Nhà đầu tư tự vẽ ra những mức định giá không tưởng đếm cua trong lỗ, hội nhóm sôi nổi ,đi họp toàn đại hội cổ đông nhiều nhỏ lẻ hoặc môi giới soi bảng điện tử. (ceo dig vpb hag…)

9. Nhiều người trước nay không quan tâm về chứng khoán cũng hỏi để tham gia. Số người tham gia đột biến. Nhiều người “cắm nhà” để đầu tư chứng khoán cho nhanh. Tỷ lệ hỏi vay các gói margin cao tăng nhiều.

số người từ nhà đầu tư chuyển thành môi giới tăng nhanh. 

Khoe lãi, mua nhà , mua xe, tiệc tùng ăn mừng đưa nhau lên mây!

10. Khi thị trường xuống, gãy trend thì rất nhiều người lao vào múc (thói quen được hình thành trong uptrend). Thị trường điều chỉnh giảm mà các chuyên gia lên hô đáy liên tục, và nhiều tương tác, nhiều đồng ý. Tin từ báo chí vẫn liên tục trấn an, bắt đầu đưa ra vĩ mô vẫn tốt, nền kinh tế vẫn phát triển thị trường giảm là cơ hội tốt để mua vào….

11. Các công ty chứng khoán hay bị lỗi bảng giá, hệ thống đặt lệnh. Tỷ lệ margin thường bị thay đổi theo hướng hẹp dần lại.

12. Thị trường thường co giật và xuất hiện những cây đỏ lớn bất thường (có thể là vol to vol nhỏ tùy lúc) thường xuất hiện 2-4 lần, khiến cho nhà đầu tư quen dần với việc giảm giá và nghĩ là không sao đâu, sẽ sớm trở lại. Và kết thúc đều là những ngày bán liên tục có thể là hồi không hồi nhưng nhìn chung là nhanh, quyết liệt và mọi hỗ trợ bị phá vỡ một cách dễ dàng khiến nhà đầu tư không trở tay chờ hồi bán và tiếp tục sa lầy vào các mức lỗ sâu hơn.

 

 

13. Thị trường tăng dài sau khoảng 2 năm, MACD tháng có dấu hiệu dần cắt xuống.

 

Chúc các bạn đầu tư thành công! Bài viết do Uptrend thực hiện, chia sẻ vui lòng ghi rõ nguồn!

 

Chia sẻ:

Xin chào, tôi là Phạm Duy, Founder của Uptrend.vn. Tôi chia sẻ về kiến thức chứng khoán và đầu tư.

App Uptrend
live-chat live-chat live-chat