NHỮNG DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT BAN LÃNH ĐẠO TỒI ?

Đăng lúc 26 04, 2019

NHỮNG DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT MỘT BAN LÃNH ĐẠO TỒI ?

 

Với chúng tôi, phân tích ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn một cơ hội đầu tư vì họ là người đưa ra chiến lược, vẽ ra tầm nhìn và cũng chính họ lèo lái con thuyền doanh nghiệp đi theo mục tiêu đó. Theo ngài Warren Buffet, một người lãnh đạo suất sắc cần hội tụ ba yếu tố: Chính Trực, Thông Minh và Nhiệt Huyết, và nếu không Chính Trực thì thà họ ngu dốt và lười biếng còn hơn, tuy nhiên ở thị trường Chứng Khoán Việt Nam, chúng tôi thấy nhan nhản các ban lãnh đạo thừa Thông minh nhưng lại thiếu Chính trực, sẵn sàng trục lợi cho bản thân mà quên đi lợi ích cổ đông, hôm nay chúng tôi sẽ phân tích một số dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp đang được điều hành bởi ban lãnh đạo tồi, từ đó giúp nhà đầu tư phần nào có thêm những kiến thức để phân tích năng lực Ban Quản Trị của doanh nghiệp họ đang nắm giữ, đồng thời có thêm công cụ phòng vệ khi lựa chọn các cơ hội đầu tư.

Dấu hiệu 1: Ban lãnh đạo thường xuyên thất hứa

Chúng tôi chọn HQC là điển hình cho trường hợp này, ban lãnh đạo liên tục đề ra kế hoạch kinh doanh nhưng chỉ đạt được tỷ lệ rất nhỏ so với kế hoạch trong 4/5 năm gần nhất, cho thấy ban lãnh đạo tự tin thái quá về hoạt động kinh doanh và chữ tín với cổ đông bị xem nhẹ, riêng năm 2015 có một sự kiện đáng chú ý là Chủ Tịch hội đồng quản trị HQC hứa sẽ từ chức nếu không đạt kế hoạch năm, đến hết quý 3-2015 khi lợi nhuân chỉ đạt ¼ kế hoạch thì chính lời hứa này có thể là nguyên nhân xuất hiện hai khoản lợi nhuận bất thường từ giao dịch mua rẻ công ty con và từ chuyển nhượng vốn cổ phần.

 

Chi tiết viêc mua rẻ công ty con rất đáng chú ý như sau: Ngày 1 tháng 10, 2015, công ty mua thêm cổ phần của 3 công ty là: công ty cổ phần tư vấn thương mai- dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận, công ty cổ phần đầu tư địa ốc Hoàng Quân Cần Thơ, công ty cổ phần cảng Bình Minh theo phương pháp hoán đổi cổ phiếu, tăng tỷ lệ 03 công ty này lên lần lượt là 96.5%, 97% và 96.5% để nắm giữ quyền kiểm soát 3 công ty này, giá trị hợp lí của cổ phiếu công ty HQC hoán đổi để mua 3 công ty con là giá niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi (giá HQC tại ngày ngày 01 tháng 10 năm 2015 là quanh 5,100 đồng/ cổ phiếu), sau đó công ty đánh giá lại tài sản thuần tại 3 công ty con theo phương pháp riêng của công ty, chênh lệch giá trị tài sản thuần và giá hoán đổi như trên giúp HQC ghi nhận được 304 tỷ đồng lợi nhuận, tức là công ty cho rằng mình được mua rẻ chỉ vì giá HQC trên thị trường ở mức thấp. Hoạt động này đơn thuần chỉ là lợi nhuận kế toán mà không tạo ra dòng tiền thật cho công ty, tuy nhiên cũng giúp chủ tịch HQC không “ thất hứa” ngoạn mục, lưu ý là 3 công ty con được mua hoàn toàn làn bên liên quan trước đây và HQC rất dễ để thực hiện các thủ thuật này.

Ngoài ra còn một khoản một khoản lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng vốn  là 189 tỷ nữa tô thêm màu hồng cho báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015, chúng tôi không viết thêm chi tiết về thương vụ này chỉ muốn lưu ý là nó diễn ra vào cuối tháng 12-2015, khi kì kế toán gần kết thúc.

Hai khoản lợi nhuận giúp Chủ Tịch HĐQT HQC tránh “thất hứa”  ngoạn mục năm 2015

undefined

 

Dấu hiệu 2: Ban lãnh đạo bất chấp rủi ro để tăng trưởng

Áp lực tăng trưởng khiến doanh nghiệp phải liên tục mở rộng, có những doanh nghiệp sử dụng chiến lược tự build mảng kinh doanh mới, quá trình này mất rất nhiều thời gian, tuy nhiên trong quá trình xây dựng, doanh nghiệp vừa sai vừa sửa và rút kinh nghiệm, nên quá trình tăng trưởng mặc dù chậm nhưng vững chắc hơn. Cũng có những doanh nghiệp lại chọn hướng M&A, quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng nhanh chóng, tận dụng được vị thế của doanh nghiệp được chọn M&A, tuy nhiên nếu chưa thực sự  hiểu rõ quá trình vận hành, sản xuất, thị trường,… của doanh nghiệp được chọn để M&A và kĩ năng quản trị kém, rất có thể doanh nghiệp sẽ gặp những sai lầm về quản trị  do quy mô doanh nghiệp mở rộng quá nhanh và thậm chí doanh nghiệp được chọn M&A lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn ban đầu  mà ban quản trị đưa ra. Một thất bại điển hình là trường  hợp của HVG, doanh nghiệp này sau khi liên tục gặp khó ở các thị trường xuất khẩu, thay vì tập trung làm hoạt động kinh doanh cốt lõi là cá tra, doanh nghiệp này lại đi tiến hành M&A các doanh nghiệp khác như FMC (tôm), VTF (thức ăn thủy sản) hay AgiFish (một doanh nghiệp Thủy Sản đang gặp rất nhiều khó khăn), và mở rộng qua cả mảng nuôi heo, kết quả của quá trình mở rộng nhanh không kịp kiểm soát là nợ ngắn hạn tăng vọt  lên 10,687  tỷ vào năm cuối năm 2017, tăng gần 3 lần so với 2011, khoản phải thu và hàng tồn kho  cũng tăng vọt hơn 2 lần trong cùng khoảng thời gian, kết quả kinh doanh ngày càng sa sút, thậm chí do khoản phải thu có dấu hiệu không thu hồi được HVG đã tiến hành trích lập dự phòng 566 tỷ trong năm 2017 dẫn đến khoản lỗ -712 tỷ trong năm này.

Chúng tôi đưa ra ví dụ này để nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp có kĩ năng quản trị kém thiếu tầm nhìn, vội vã trong chiến lược kinh doanh sẽ đưa đến các kết quả tồi tệ, dĩ nhiên nếu sáng suốt thì nhà đầu tư có thể thấy rõ báo động đỏ từ các khoản trên báo cáo tài chính như nợ, khoản phải thu và hàng tồn kho cũng không biết nói dối.

undefined

Dấu hiệu 3: Các giao dịch nhập nhằng với bên liên quan đem lại lợi ích cho ban lãnh đạo

Một trường hợp điển hình của ví dụ này chính là giao dịch của HSG và các bên liên quan. Trong kì kế toán 6 tháng kết thúc vào tháng 3-2018 Tập Đoàn Hoa Sen (HSG) có giao dịch với Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen thuộc sở hữu của chủ tịch công ty với tổng giá trị Mua Bán lên tới hơn 4 ngàn tỷ, điều băn khoăn ở đây là Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen (ĐTHS) cũng có mạng lưới phân phối bán lẻ khoảng 150 chi nhánh (phân phối tôn và ống thép) tương tự như HSG. Theo một công ty chứng khoán uy tín, mạng lưới này có khả năng chồng chéo với mạng lưới phân phối bán lẻ hiện nay của HSG, chúng tôi không thấy điều này có lợi gì cho HSG, mà thậm chí việc này đang hạn chế HSG trong việc phát triển thị trường đồng mới, hơn nữa với giao dịch qua một bên trung gian nữa khiến nhà đầu tư cũng băn khoăn về hiện tương mua nguyên liệu của ĐTHS với giá  thì cao nhưng bán thành phẩm cho ĐTSG thì giá lại thấp, trong bối cảnh biên lợi nhuận của HSG đang giảm rất mạnh về chỉ 1% như hiện tại băn khoăn của nhà đầu tư không phải không có cơ sở.

undefined

 

Dấu hiệu 4: Thường xuyên giao dịch cổ phiếu và nói về giá cổ  phiếu của doanh nghiệp ?

Bên cạnh CII là doanh nghiệp quá nổi tiếng với trường hợp này, AAA là doanh nghiệp chúng tôi cũng thấy bất thường ở việc giao dịch cổ phiếu của ban lãnh đạo, cả Thành Viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực hay Chủ Tịch HĐQT đều đăng kí mua vào và bán ra cổ phiếu trong thời gian ngắn (lướt sóng cổ phiếu), với kinh nghiệm của mình, những nhà lãnh đạo với tầm nhìn dài hơi và tập trung vào hoạt động doanh nghiệp sẽ ít chú ý đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn, những lãnh đạo tập trung vào việc nhìn bảng điện thì thời gian đâu mà điều hành?

Những phát ngôn về giá cổ phiếu một cách thái quá cũng là dấu hiệu nhà đầu tư cần quan tâm, kiểu như chủ tịch HBC từng phàn nàn về việc “ Đang có một âm mưu đánh xuống cổ phiếu để mua gom”, những ngôn ngữ kiểu này thường không phù hợp với một lãnh đạo của một doanh nghiệp lớn. Hay như trường hợp ban lãnh đạo của TMT trong quá khứ đã từng đề ra kế hoạch nếu giá cổ phiếu vượt 50,000 đồng/ Cổ phiếu thì sẽ có khoản thưởng ESOP 1.5 triệu cổ phiếu cho các cán bộ quản lí điều hành và sau đó thì TMT tăng một mạch lên trên 50,000 đồng/ cổ phiếu thật để hiện thực hóa khoản thưởng, rồi sau đó là một chuỗi giảm dài về 6,000 đồng/cổ phiếu sau khi đã thỏa mãn mục đích của ban lãnh đạo, lưu ý là là số cổ phiếu ESOP này không bị hạn chế chuyển nhượng.

undefined

undefined

 

Nguồn: Biên an toàn

 

 

 

 

 

 

 

Danh mục: KIẾN THỨC ĐẦU TƯ , PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Chia sẻ:

Xin chào, tôi là Phạm Duy, Founder của Uptrend.vn. Tôi chia sẻ về kiến thức chứng khoán và đầu tư.

App Uptrend
live-chat live-chat live-chat