Paul Tudor Jones
Câu chuyện về Paul Tudor Jones: Phù thủy tài chính.
KHI THUÊ TRADER TAO MUỐN THUÊ NHỮNG THẰNG TỪNG TRADE CHÁY MẤY CÁI TÀI KHOẢN VÀ TRẢI QUA NỖI THỐNG KHỔ CHỊU ĐỰNG CÁC KHOẢN LỖ LỚN. BỞI VÌ LÚC NÀY, BỌN NÓ ĐÃ ĐƯỢC GIEO VÀO TRONG NGƯỜI NHỮNG MẦM MỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO RỒI. ĐÂY LÀ ĐIỂM MÀ HẦU HẾT TỤI TRADER PHẢI HỌC THÔNG QUA TỰ TRẢI NGHIỆM VÀ KHÔNG THỂ DẠY CHO TỤI NÓ ĐƯỢC!
Thấy bài này hay nên mình dịch anh em trader đọc cho vui. Trong cuốn Phù Thủy Chứng Khoán của Jack Schwager có đoạn:
Tháng 10 năm 1987 là 1 tháng hủy diệt tài khoản của hầu hết bọn nhà đầu tư khi mà thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự sụp đổ với quy mô tương tự đại khủng hoảng năm 1929. Cũng trong tháng đó, quỹ Tudor Futures của thằng Paul Tudor Jones kiếm được mức lợi nhuận khủng, 62%, và tao để ý rằng thằng Jones luôn là 1 thằng trader lạc loài. Với phong cách chiến đấu độc nhất vô nhị, chiến công của hắn cũng khác với mấy thằng quản lý tiền của mấy quỹ khác. Đó là hắn làm được những điều mà mấy thằng quản lý quỹ khác nghĩ là không tưởng: kiếm lãi 3 con số trong 5 năm liên tiếp với số tiền đầu tư chịu rủi ro rất thấp (Mà không tao nhầm, năm 1986 nó lời được có 99.2% thôi).
Jones thành công trong mỗi thương vụ đầu cơ lớn mà hắn tham gia. Hắn bắt đầu ngành này trên cương vị là 1 thằng môi giới và sau 2 năm hắn kiếm hơn 1 triệu đô tiền hoa hồng. Mùa thu năm 1980, Jones đến New York Cotton Exchange và làm việc như 1 thằng giao dịch viên độc lập. Và 1 lần nữa, thằng này lại tỏa sáng, hắn kiếm vài triệu đô trong vài năm sau đó. Nhưng mà thành công ấn tượng của thằng siêu nhân này thực sự không nằm ở số tiền mà hắn kiếm được, mà nằm ở sự bền bỉ trong chiến công của hắn: Trong 3 năm rưỡi giao dịch ở đây, hắn chỉ lỗ có duy nhất 1 tháng thôi chúng mày ạ.
Thế là đã 25 năm kể từ ngày thằng Paulo Tudor Jones được bêu tên trong bản đầu tiên của cuốn Phù Thùy Chứng Khoán. Và cho tới bây giờ nó vẫn duy trì thành tích toàn sao. Theo như tụi New York Times phán thì vào giữa năm 2014, quỹ của thằng PTJ kiếm trung bình 19.4% lợi nhuận mỗi năm và tởm lợm hơn, bọn nó không có dù chỉ 1 năm lỗ trong 25 năm liên tiếp – kỳ tích tao chưa từng nghe trong làng quản lý quỹ phòng hộ.
Sau đây anh em mình cũng tìm hiểu về thằng này, 1 thằng có phong cách chiến đấu tương tự như mấy thằng võ sỹ đường phố với khả năng ra vào thị trường vô song.
Phần 1: Điều quan trọng nhất là “mày không mất tiền”.
“… vào cuối mỗi ngày giao dịch, điều quan trọng nhất đối với tao là tao đã quản lý rủi ro tốt hay chưa? 90% bên trong con người của bất cứ thằng trader vĩ đại nào là quản lý rủi ro” – Paulo Tudor Jones.
Thằng PTJ có phong cách giao dịch kiểu xâm lược và cắt cổ, phong cách này có thể cần thiết cho tụi mày nếu tụi mày cũng muốn xâu chuỗi những chiến tích nhỏ lại với nhau thành +100%/ năm như nó (Người dịch: ý là thằng này mỗi lần nó kiếm lời 3, 4% tài khoản thôi nhưng nó kiếm nhiều lần liên tục trong 1 năm như vậy cộng dồn lại được tầm 100% lãi/năm, trong cuốn Phù Thủy Chứng Khoán, thằng Jones bảo nó thường giới hạn khoản lỗ cho mỗi giao dịch nhỏ hơn 1% tổng tài khoản và nó lời khoản 3 – 4% thôi nhưng tần suất của nó cao nên xâu chuỗi lại thì thành lãi lớn, còn lỗ là chuyện không tưởng đối với nó )))). Nhưng mà kỷ lục phi thường của Jones lại không nằm ở chỗ khả năng kiếm tiền, mà là tao đếch thấy hắn thua. Đây là 1 điều mà tao thấy chỉ 1 số ít trader có thể làm được như Ie, Druckenmiller, Soros hay Brandt.
Hắn đạt được điều này nhờ khả năng quản lý rủi ro điêu luyện và luôn luôn cắt lỗ. Đây dường như là 1 kỹ năng quan trọng của tất cả tụi thánh trader, và thằng PTJ nổi bật là 1 trong những thằng đỉnh nhất tụi mày ạ. Nó nói rằng nó học những bài học xương máu này thông qua những lần thất bại và những nỗi đau không thể xóa nhòa khi nó mắc sai lầm.
Những lần thua lỗ đầu những năm 20 tuổi như là 1 liều thuốc bổ đối với tao, để tao biết sợ hãi và tôn trọng Mr. Market hơn và chúng cũng giúp thúc đẩy tao tìm đến 1 số công cụ quản lý tiền tuyệt vời.
Tao còn nhớ như in cái lần đầu tiên mà tao quyết định là mình phải học cách kỷ luật và quản lý tiền. Đó là 1 trải nghiệm quan trọng đối với tao, có nghĩa là khi đó tao đã đứng sát bên bờ vực khủng hoảng của cuộc đời sau những thua lỗ nghiêm trọng, lúc đó tao đã đặt câu hỏi cho chính bản thân mình, về khả năng của tao, liệu tao có trở thành 1 thằng trader giỏi được không? Và tao quyết định rằng tao sẽ không đi đâu cả, tao sẽ quay trở lại và chiến đấu. Tao quyết định rằng tao sẽ trở thành 1 thằng cực kỳ kỷ luật và làm việc không biết mệt mỏi trong mỗi giao dịch của tao.
Thằng Brian McGill từng viết: “bọn mày không bao giờ học được bài học nào sâu sắc và chân thật hơn thất bại của chính bọn mày cả”.
Chính vì vậy, thằng PTJ nói rằng, khi thuê trader nó muốn thuê những thằng từng trade cháy mấy cái tài khoản và trải qua nỗi thống khổ chịu đựng các khoản lỗ lớn. Bởi vì lúc này, bọn nó đã được gieo vào trong người những mầm mống quản trị rủi ro rồi. Đây là điểm mà hầu hết tụi trader phải học thông qua tự trải nghiệm và không thể dạy cho tụi nó được.
(Tác giả: tao còn nhớ là khoảng hơn chục năm trước, tao đã đọc bản đầu tiên của cuốn Phù Thủy Chứng Khoán khi mà tao vẫn còn là 1 con bạc non nớt. Có vẻ trong tất cả các câu chuyện mà bọn Phù Thủy Chứng Khoán thuật lại đều có mấy lời kiểu như tụi nó làm cháy vài cái tài khoản trong những ngày giao dịch đầu tiên và phải chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi đó, tao tự nói với bản thân mình rằng “wow, nghe có vẻ ghê ghê, tao sẽ không bao giờ làm vậy bởi vì tao không có những trải nghiệm như bọn nó. Thật may mắn, tao là 1 thằng cực đỉnh với khả năng trade không cảm xúc nên chỉ cần tuân theo các giao thức quản lý rủi ro của tao, tao sẽ ổn”.
Vài năm sau đó, tự tay tao thổi bay 2 tài khoản và làm cháy cả khối tiền, và cuối cùng tao cũng nhận ra là tao “nai” cỡ nào (ngu, dốt, tự cao v.v…). Tao nhớ 1 thằng Phù Thủy từng nói (không nhớ chính xác thằng nào) đại khái là “những trải nghiệm của nổi đau cháy tài khoản là 1 bước đệm cần thiết để mày học được rằng quản lý rủi ro quan trọng như thế nào”. Khi đó tao không đồng ý lắm nhưng giờ tao lại nổi lên từ chính những kinh nghiệm đau thương của những khoản lỗ lớn và tự trang bị cho mình 1 sự tập trung điên rồ vào việc không được để mất tiền. Những thua lỗ ban đầu là khoản tiền quan trọng tao nộp cho học phí giao dịch của tao.)
“…Giống như thằng Seykota từng nói, “yếu tốt quan trọng của 1 thằng trader giỏi là: (1) cắt lỗ, (2) cắt lỗ, và (3) cắt lỗ. Nếu tụi màu follow được 3 nguyên tắc đó, tụi mày sẽ có 1 cơ hội.” Nhiều thằng thường nhai đi nhai lại câu này, nhưng để thực sự nuốt được thì rất ít.
Jones nó có 1 số quan điểm trong cuốn Phù Thủy Chứng Khoán về thua lỗ như sau:
“…Tao nghĩ rằng tao là thằng nhà đầu tư bảo thủ nhất trên thế giới về phương diện cực kỳ ghét mất tiền.
Không có lý do gì mà tụi mày phải chịu rủi ro tài chính lớn hết, bởi vì mày luôn luôn có thể tìm ra những vị thế rất tốt mà mày có thể làm lệch đi mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, từ đó mày có thể đầu tư nhiều khoản đầu tư nhỏ khác nhau với tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tốt, những vị thế đó cho mày cơ hội tối thiểu hóa thua lỗi, và tối đa hóa lợi nhuận. (người dịch: thằng này thường thua 1 được 3,4 anh em ạ)
Khi tao giao dịch kém, tao liên tục giảm vị thế của tao xuống. Bằng cách đó, tao sẽ giao dịch với vị thế nhỏ nhất khi tao giao dịch tệ hại.
Tao có quan điểm rất mạnh mẽ về định hướng dài hạn của thị trường nhưng khả năng chịu đựng lỗ của tao rất thấp.
Mọi thứ sẽ bị hủy diệt nhanh gấp hơn 100 lần cách nó được xây. Chỉ cần 1 ngày để mày phá hủy thứ gì đó mà mày phải mất đến 10 năm để tạo dựng”.
Nguồn: MacroOps https://twitter.com/MacroOps
Người dịch: Tuấn (FB đăng bài: Nguyễn Công Tuấn)