Sức mạnh của sự chính xác, chi tiết
Sức mạnh của SỰ CHÍNH XÁC, CHI TIẾT. Bài viết của Uptrend Việt Nam.
Một chiếc xe oto Matiz, và một chiếc Roll – Royce, tại sao cũng là oto, tại sao cũng là đổ xăng vào chạy, tại sao cũng có nhạc, tại sao cũng có điều hòa…. mà tại sao Matiz chỉ có vài trăm triệu, chưa mua được một chiếc gương của Roll Royce (vài triệu đô)? Sự khác biệt nằm ở tiêu chuẩn của sự chính xác và chi tiết.
Giá trị 2 chiếc xe chênh nhau HÀNG TRĂM LẦN chỉ vì khác nhau về sự chính xác. Hai chiếc xe đều có sự chính xác, nhưng chúng có TIÊU CHUẨN VỀ SỰ CHÍNH XÁC là khác nhau.
SỰ CHI TIẾT, CHÍNH XÁC càng cao thì càng đắt tiền. Tương tự như vậy, đồ dùng cho quân sự thì rất đắt so với đồ dùng cho dân thường vì nó là sự sống còn của người lính. Đồ dùng, thiết bị cho hàng không thì càng đòi hỏi sự chính xác, chi tiết cao hơn nữa vì những thứ này liên quan trực tiếp tới tính mạng của cả trăm người ngồi trên đó.
Đồ vật với sự chính xác càng cao thì càng quý và càng đắt!
Con người chúng ta cũng vậy, chúng ta có tiêu chuẩn về sự chính xác, chi tiết càng cao, thì con người chúng ta càng có giá trị. Những việc đơn giản như đến đúng giờ, làm việc đúng hạn, tạo ra một sản phẩm có giá trị, bán một món đồ có chất lượng…. mà chúng ta còn đến muộn, trễ hẹn, bán sản phẩm gian dối…. thì giá trị con người chúng ta bị giảm đi. Và khi giá trị con người giảm đi thì chúng ta không thể có nhiều tiền được.
Trong giao dịch đầu tư chứng khoán cũng vậy. Chỉ cần sai số càng nhiều, chúng ta sẽ mất tiền càng nhanh (Sự chính xác ít). Không đọc hợp đồng, không nghiên cứu điều khoản, không nghiên cứu kỹ hệ thống giao dịch, không đọc kỹ bài phân tích, không phân tích kỹ điểm mua, không ghi nhật ký giao dịch, không đánh giá lại tình hình, không tự học đầu tư mà đi hỏi người khác cho nhanh, không lọc cổ phiếu mỗi tối, không set lệnh điều kiện, không phân bổ vốn đúng tỷ lệ…. Tất cả những thứ đó, những sự hời hợt đó, sai lầm đó, cảm xúc đó… đều sẽ khiến người đầu tư MẤT TIỀN. Kiếm được tiền bao nhiêu sẽ mất bấy nhiêu.
Và khi gặp thất bại, vì không nhận thức được sự “thiếu chi tiết và chính xác” đó là lỗi của mình, người đầu tư sẽ tiếp tục đổ lỗi cho thị trường chứng khoán là khó khăn, là lừa đảo, là không phù hợp với bản thân mình. Và dần dần họ sẽ rời bỏ thị trường (hay là thị trường đào thải, tùy cách hiểu)
Vì vậy, trong chứng khoán nói riêng, và trong cuộc sống nói chung, chúng ta bắt buộc phải rèn luyện sự chi tiết và chính xác. Càng nâng tiêu chuẩn này lên, cuộc sống và tài khoản của chúng ta sẽ càng ổn định và giá trị!
Chúc các bạn đầu tư thành công!