Gap tăng – Gap giảm – Lưu ý quan trọng về Gap

Gap là một vùng trống không giao dịch của cổ phiếu, GAP xảy ra do một số lượng lớn lệnh nhất định được gửi vào thị trường, tuy nhiên không có đủ nguồn cung cấp cho lượng lệnh đối ứng, vì vậy giá cổ phiếu nhảy lên, hoặc giảm xuống một mức giá mới, nơi ở đó có đủ lệnh đối ứng. Tại vùng mở GAP, nơi  không có giao dịch đối ứng trên đồ thị sẽ hiển thị một vùng trống giá không hoạt động, thường sẽ được lấp lại sau quá trình tăng lên hoặc giảm xuống của cổ phiếu.

I.    Phân loại GAP

– Với đặc tính thay đổi giá, GAP chia làm hai loại: GAP TĂNG – GAP GIẢM (UP DOWN)

– Với đặc tính sức mạnh, GAP chia làm hai loại: GAP SỨC MẠNH – GAP ĐIỂM YẾU.

►    Xu hướng thị trường có khả năng quay về lấp GAP rất cao. Nhưng vẫn có trường hợp không lấp.
Hiểu và vận dụng GAP trong đầu tư là rất quan trọng. Đôi khi GAP tăng là tốt, hoặc GAP giảm là tốt và ngược lại. Trong bài biết này chúng ta sẽ đi từng trường hợp cụ thế để phân tích rõ ràng về đặc điểm và cách xác nhận các loại GAP.

1.    GAP tăng: (GAP UP)

Giá cổ phiếu được đẩy lên một mốc giá cao hơn và vùng trống giao dịch ở giữa. Có thể chia GAP tăng thành 2 loại: Gap tăng sức mạnh và Gap tăng điểm yếu.

•    Gap tăng điểm yếu: Thường là loại GAP tăng không tốt, nó thể hiện sự tăng giá đơn giản chỉ vì sự fomo bởi cầu nhỏ lẻ đẩy giá ngay đầu phiên bằng tin tức & thông tin đột biến từ doanh nghiệp, hoặc quán tính tăng từ đà tăng giá ngày hôm trước. Gap tăng điểm yếu chúng sẽ thường lấp lại và thường cảnh báo cho sự rủi ro hơn là cơ hội. Có 2 dạng thường thấy: Gap ngẫu nhiên trong đà tăng giá và Gap kiệt sức ở vùng đỉnh. 

o    Nguyên ngân: GAP tăng mở ra mà do nhỏ lẻ đẩy lệnh hoặc fomo, thì có khả năng Gap sẽ lấp lại bởi các lệnh bán xuống mà không có sự đỡ giá, vì tổ chức họ chưa muốn xảy ra nhu cầu này, quá trình tăng giá chỉ diễn ra khi gap được lấp và rũ nguồn cung nhỏ lẻ của cổ phiếu.

•    Gap tăng sức mạnh: Thường là loại Gap tăng không phổ biến, xuất hiện với tần suất ít hơn. Gap up này thường thì cổ phiếu bật tăng từ điểm pocket pivot, hoặc nền tích lũy, hoặc khu vực có vùng nhà đầu tư kẹp hàng, điểm kháng cự mạnh của cổ phiếu… Gap tăng sức mạnh ít có khả năng lấp lại trong trung hạn. Đây thường là dấu hiệu của cơ hội để tạo đà tăng giá mới của cổ phiếu.

o    Nguyên nhân: GAP up mở ra do các nhà đầu tư tổ chức chủ động đẩy lệnh (trường hợp này là gap sức mạnh) để giữ các nhà đầu tư không có tâm lý bán ra cổ phiếu ở vùng kháng cự cũ. Hoặc chủ động xác nhận cho một đà tăng giá mới! Có nghĩa là tạo tâm lý có lời ngay lập tức để giữ các nhà đầu tư không bán ra nhằm làm giảm lượng cung của thị trường, xác nhận xu thế giá mới và mua lại hết nguồn cung đó.

•    SỰ XÁC NHẬN: Gap tăng sức mạnh khác với điểm yếu ở một vài đặc điểm. 

Đối với Gap tăng điểm yếu, thường ở vùng giá bất kì trong hành vi giá, thì cổ phiếu có xu hướng sẽ lấp lại gap nếu volume có xu hướng giảm dần trong phiên đó hoặc các phiên sau. Gap tăng điểm yếu còn có thể báo hiệu cho dấu hiệu cho sự đảo chiều vùng đỉnh sau một đà tăng giá mạnh của cổ phiếu, tuy nhiên Gap tăng mạnh vùng đỉnh có thể có volume lớn vì sự phân phối hàng giữ tổ chức & nhỏ lẻ. Còn đối với Gap tăng sức mạnh – thường volume các phiên này là volume đột biến và tạo xu hướng mới sau đà tích luỹ. Volume  lớn thể hiện sự mua lại nguồn cung hàng của cổ phiếu sau quá trình tích luỹ để xác nhận xu hướng tăng giá mới.

2.    GAP giảm: (GAP DOWN)

Giá cổ phiếu đột ngột giảm xuống một mức giá thấp hơn và xuất hiện vùng trống giao dịch ở giữa. Có thể chia GAP giảm thành 2 loại: Gap giảm sức mạnh và Gap giảm điểm yếu. Gap giảm có vùng trông giao dịch ở phía trên. Gap giảm thường xảy ra ở thời điểm thị trường yếu hoặc cổ phiếu bị bán tháo liên tục và tới ngưỡng phục hồi.

•    Gap giảm sức mạnh: nó cũng xuất hiện trong quá trình đi xuống của giá, và giá có xu hướng sẽ lấp lại gap này bằng nhịp tăng ngắn hạn (phục hồi kĩ thuật) hoặc đảo chiều vùng đáy. Thường Gap giảm sức mạnh nó lại là cơ hội, vì xu hướng giá có khả năng đi lên hoặc đảo chiều nếu giá đang ở vùng đáy.

o    Đặc biệt: Gap giảm sức mạnh thường cho thấy có volume lớn, nếu đảo chiều vùng đáy thì lại càng có volume lớn càng tin cậy. Gap giảm sức mạnh tạo cơ hội cho việc thoát hàng ra khỏi cổ phiếu nếu cổ phiếu vẫn còn xu hướng giảm, hoặc cơ hội mua khi cổ phiếu đảo chiều từ vùng đáy. Nhưng nếu chỉ đơn giản là nhịp hồi kĩ thuật, volume của gap giảm sức mạnh thường giảm dần, cho thấy sự thiếu động lực mua. (Thường Gap giảm sức mạnh xảy ra với VNINDEX khá nhiều)
 

•    Gap giảm điểm yếu: xuất hiện ít hơn, thường là sau một xu hướng tăng dài của cổ phiếu hoặc đang trong vùng tích luỹ và giá đột ngột giảm xuống khỏi mức hỗ trợ, nền tích luỹ, cho thấy sự đảo chiều hoặc ngưỡng phục hồi mạnh sau đà giảm. Gap loại này thường sẽ có volume lớn đột biến.

3.    TỔNG KẾT

•    Không có cổ phiếu nào tăng mãi, cũng không có cổ phiếu nào giảm mãi, sẽ có những nhịp hồi phục và tạo gap liên tục. Đánh giá và sử dụng GAP là cách nhận diện cơ hội hoặc rủi ro một cách hiệu quả. Thường Gap sẽ thuần thục khi bạn giao dịch nhiều và để ý sự vận động của các Gap xuất hiện trên thị trường.

Ví dụ thực tế: (bài này mình có viết một lần trên tài khoản Nhật ký Chứng khoán VSA Official – có đề cập đến ví dụ này trong chính ngày hôm đó) 

Sáng nay, mình có để ý thấy 2 mã mở GAP Down.

1.    GEX: mở gap down ngay từ phiên sáng. Với kinh nghiệm cá nhân, ae không nên đua lệnh bán với cổ phiếu như vậy. Khả năng ngắn hạn hoặc trung hạn cổ phiếu sẽ lấp lại vùng gap này khi thị trường ổn định hoặc ngay trong phiên. – Nếu lấp ngay trong phiên mà thị trường xấu cổ phiếu có khả năng vẫn giảm tiếp. Nhưng nếu không lấp, hoẵc bật tăng trở lại, có thể đây là đáy phục hồi của cổ phiếu để tạo mẫu hình tích lũy tiếp theo.

2. APG: Mở gap up trong lúc thị trường xấu. Với kinh nghiệm cá nhân thì khả năng lấp gap là rất cao, anh em ko nên đua lệnh mua cổ phiếu khi mở gap kiểu này. Mình tin là có nhiều người sẽ kẹp cổ phiếu này lúc sáng. Không đánh giá là cổ phiếu có lên nữa hay không. Nhưng nếu muốn mua, hãy mua ở giá lấp gap. Cổ phiếu sẽ quay về lấp gap nếu thị trường yếu, còn thị trường mạnh hoặc tạo trend sóng ngành, có thể không cần lấp gáp.

Một vài case mình mua trọn từ đáy lên đỉnh cổ phiếu:

•    Điển hình DIG.

– Ở phiên này 4/8/2021. Mình đánh giá vùng 27 là vùng kháng cự mạnh của DIG hiện tại, mở đầu phiên DIG mở gap tăng, với số lượng lệnh lớn nhiều, thanh khoản bắt đầu gia tăng hơn trung bình. Mình đánh giá đây là GAP UP sức mạnh. Mình tham gia ngay khi cổ phiếu tăng ở mức 2-3%. Và sau đó ăn trọn đến vùng giá 35 thì mình chốt lời.

– Tiếp tục quãng thời gian sau khi DIG tích lũy mẫu hình cờ BULL FLAg, mình quan sát thấy ngày 6/10 Dig tiếp tục mở GAP up với mức giá break đường trendline. Đợt này thì mình khá chắn chắn DIG sẽ chạy nhưng do đang nắm dòng chứng khoán nên mình không để ý. Và nhịp 2 DIG chạy một mạch đến thời điểm hiện tại.

– Việc đánh giá GAP sức mạnh hay GAP điểm yếu nó là kinh nghiệm mn quan sát nhiều hành động giá của cổ phiếu. Việc mở GAP nếu liên quan đến tổ chức hoặc đội lái thì GAP này có thể là GAP sức mạnh. Còn nếu việc mở GAP mà do nhỏ lẻ fomo tạo cầu hoặc cung bán xuống thì khả năng lấp gap là rất cao.
Hiểu và thực hành sử dụng GAP nó là một kĩ năng mn nên thuần thục. Để tránh trường hợp bán non, hoặc lỡ đà chạy của sóng.

Ngoài ra còn rất nhiều case các bạn có thể tham khảo, và Fireant cung cấp trong bộ lọc Amibroker 2 bộ lọc về Gap tăng và Gap giảm trong phiên – bạn hoàn toàn có thể sử dụng để scan ra các điểm mua Gap up break từ vùng tích luỹ.

•    Đừng sợ GAP – đánh giá, quan sát, sử dụng GAP là một kĩ năng vô cùng quan trọng.

Nguồn: https://fireant.vn/home/content/news/6797742


Kabaddi is what the Indian national team is popular for Zall around the world. mostbet Mostbet online casino supplies a wide variety of popular slots and games from top-rated software providers. ega Or by the name of the team – the type of competition through the search bar. mostbet o'ynash Just just like the welcome give, this bonus is only valid once on your own first deposit. turadi