|MUA & BÁN – Việc nào quan trọng hơn?
|Tối ưu hệ thống giao dịch với nhà giao dịch theo XU HƯỚNG!
Quan điểm trong bài viết: MUA & BÁN giúp bạn tối đa hoá lợi nhuận, còn nếu bạn thuộc bất kì phương pháp giao dịch nào khác, và không quan trọng là phải tối ưu hệ thống giao dịch ví dụ nắm giữ bao lâu cũng được, hoặc mua bán bất kì điểm nào thì bài viết này nó không phù hợp với bạn! Đây là bài viết của một nhà giao dịch theo xu hướng, và muốn tăng tối đa hiệu quả giao dịch!
Có thể mọi người đang đọc câu tiêu đề này và nghĩ rằng cả hai việc này đều quan trọng như nhau, đương nhiên chưa bao giờ mình phủ nhận việc cả hai điểm mua và điểm bán đều quan trọng. Nhưng bài viết này mình tin mọi người sẽ có thêm một góc nhìn mới trong việc xây dựng hệ thống giao dịch cho bản thân và sự liên quan trong việc chọn điểm mua và điểm bán quan trọng thế nào.
Định đi tìm một câu chuyện nào đó đủ thuyết phục để kể cho mọi người, nhưng tìm mãi chưa ra và có lẽ nói ra luôn ví dụ thực tế sẽ thuyết phục nhất:
– Gần đây nhất (đoạn cuối tháng 12) có phải bạn đang giữ một cổ phiếu lãi 20-30%, thậm chí lãi 100% hoặc hơn, đúng chứ? Nhưng rồi bây giờ bạn đang gồng lỗ hay gồng lãi bao nhiêu % với vị thế đang có?
– Mình có một người anh, mua cổ phiếu A (một cổ phiếu cũng tăng giá khá mạnh giai đoạn vừa rồi) giá 70 và rồi khi tăng đến mốc cao nhất 125 thì anh ấy lãi đâu đó là 65% – một con số cũng đáng mơ ước chứ nhỉ! Nhưng kể từ phiên đảo chiều ngày 12/01 của cổ phiếu này, mình bán chốt lãi ở mức 65% thì anh ấy quyết định giữ. Đến thời điểm hiện tại thì sau quá trình giảm mạnh, cổ phiếu A cũng đã tăng lại được 3 phiên từ vùng giá anh ấy mua là đã kéo lại được 18% lợi nhuận. Còn mình thì vẫn đang vui vẻ với khoản lãi 65% đợi vừa rồi, và chờ đợi tín hiệu thị trường. Đồng thời, một chuyện thú vị hơn là một chị, cũng vào thời điểm đó mua cổ phiếu A nhưng sau mình và anh kia vài phiên và giá 92 – sau đó chị này lại thoát cùng thời điểm cùng mình – tổng kết: Mình lãi được 65%. Anh trai mình lãi 18% hiện tại vẫn còn giữ, chị gái mình lãi 18% đã chốt mặc dù điểm mua cao hơn rất nhiều!
=> Qua câu chuyện này mọi người có thể thấy được rằng, tuy điểm mua khác nhau, nhưng điểm bán mới chính là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận. Hay khi đầu tư chúng ta có một câu rất hay nói: “Tiền chưa chốt, không phải là tiền của mình”. Một nhà đầu cơ đúng nghĩa tạo ra lợi nhuận bằng cách mua cao và bán cao hơn nữa. Đó là cách thị trường tài chính hoạt động. Cơ hội của người này là rủi ro của người khác & ngược lại. Bài viết này, Chúng ta sẽ cùng đi vào lý do tại sao lại như vậy!
I. ĐIỂM MUA
– Hầu hết các trên thị trường, hàng ngày bạn sẽ nhận được rất nhiều các điểm mua, và tên cổ phiếu. Môi giới chỉ đơn giản đặt cho bạn một mốc giao dịch là ví dụ từ điểm mua này, lãi 10% hoặc 15% thì chốt nhé. Hoặc sẽ báo khi nào thị trường tới một mốc kháng cự nào đó. Hoặc có thể là tin lái đánh lên bao nhiêu. Hoặc có người “quyết tâm hơn” là gồng đến chết nhé! Thì cùng nhau gồng lên, gồng xuống thật. Hai năm vừa rồi những gì chúng ta trải qua là thị trường tăng giá rất mạnh, mua và nắm giữ là chiến lược sẽ giúp bạn chiến thắng cho dù lỗ thì rồi sẽ lên. Chính điều này, hàng ngày chúng ta tiếp xúc hầu hết là điểm mua, nếu như thị trường tài chính chỉ đơn giản là mua và bán theo những con số ấn định thì chắc hẳn rất nhiều người đã chiến thắng rồi! Nhưng thực tế lại không phải như vậy!
– Các điểm mua rất nhiều, khiến bạn không biết phải chọn mã nào, thì thôi vơ hết cả nắm, con nào cũng mua cho chắc. Thế là danh mục dài như một tờ sớ và không thể nào kiểm soát được. Đến khi con kia tăng thì con khác lại giảm & ngược lại. Cổ phiếu & dòng tiền luân chuyển liên tục làm cho danh mục của bạn không được tối ưu! Và đối với điểm mua, nếu thị trường giá lên, hàng ngày bạn sẽ có hàng chục thậm chí hàng trăm điểm mua cổ phiếu xuất hiện trong các bộ lọc.
– Thậm chí, mình còn cung cấp luôn các bộ lọc theo điểm mua theo các khái niệm điểm mua & chu kỳ hành động giá, bao gồm tất cả những mã khoẻ nhất của thị trường Còn để có được mã ưu tiên nhất thì bạn phải lọc tay dựa trên kiến thức, bộ lọc sẽ tinh gọn được rất nhiều những mã ko cần thiết, việc của chúng ta chỉ cần đánh giá & mua thôi.
Nên về điểm mua:
Mình khẳng định – KHÔNG THIẾU! THẬM CHÍ RẤT NHIỀU! NGÀY NÀO CŨNG CÓ!
o Đương nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng phải giao dịch trên thị trường, có những giai đoạn, chúng ta cần ra ngoài và quan sát xu hướng thị trường.
Điểm mua nó quyết định rất nhiều đến điểm bán, phải mua đúng điểm thì bạn mới bán đúng! Đó là yêu cầu tiên quyết!
o Ví dụ chúng ta nghe rất nhiều về nguyên tắc stoploss 4-8%, nhưng nếu mua sai, cổ phiếu tốt có thể đẩy bạn ra bất cứ lúc nào bằng cách pullback, hay fomo đuổi giá của một cổ phiếu đã tăng giá quá 10-15% từ điểm mua chuẩn chưa bao giờ là một điểm mua đúng!
o Khi mua đúng rồi, có lãi rồi, thì chúng ta chỉ cần follow theo xu hướng của cổ phiếu để xác định điểm bán!
II. ĐIỂM BÁN
– Điểm mua thì có rất nhiều. Nhưng quan trọng là bạn mua xong nhưng khi nào bạn bán? Bạn sẽ hài lòng với mức lãi bao nhiêu % trước khi rời khỏi cổ phiếu! Điểm bán bao giờ cũng khó hơn điểm mua, vì mua chúng ta chỉ có duy nhất một luồng suy nghĩ là cổ phiếu sẽ lên. ( Nếu xuống chạm stoploss, mình sẽ dừng vị thế) Nhưng khi có lãi rồi, tới lúc bán có 2 cảm xúc chi phối: Sợ cổ phiếu giảm nữa sẽ làm âm vốn và tham lam nghĩ cổ phiếu sẽ tăng thêm nữa. Chính hai luồng suy nghĩ này cản trở bạn thoát ra khỏi cổ phiếu khi cổ phiếu vi phạm hoặc bị mất hàng khi cổ phiếu rũ cung trong quá trình đi lên.
– Vì vậy, việc xây dựng những nguyên tắc bán là vô cùng cần thiết! Nó giúp bạn không phải quan tâm đến yếu tố tâm lý, thời điểm này sẽ do lý trí & nguyên tắc giao dịch quyết định. Đối với một nhà giao dịch, sợ nhất là một cổ phiếu mang lại cho chúng ta quá nhiều lãi, nó sẽ khiến bản thân bị lơ là và mất cảnh giác trước những tình huống thị trường đảo chiều của cổ phiếu.
Dưới đây là những cách mặc định chúng ta được biết:
+ 5-10% chốt, hoặc có sẵn target để chốt
+ Chốt theo target của đội lái, thông tin giao dịch cổ phiếu
+ Chốt theo mẫu hình, ví dụ cốc tay cầm thì tính từ đáy cốc đến miệng cốc, vài đầu vai thì từ đáy vai giữ lên tới đường neckline,…
+ Chốt theo các ngưỡng kháng cự của thị trường chung hoặc của cổ phiếu
+ Chốt theo hành vi giá & khối lượng
…..
Sẽ có rất nhiều cách chốt! Đương nhiên mình sẽ không nói rằng cách nào là sai hay đúng. Vì có khả năng mọi người vẫn đang hiệu quả & có lợi nhuận tốt với phương pháp đó. Còn ở bài viết này, mình chỉ thêm thắt một vài nguyên tắc để mình chốt lãi khi follow theo xu hướng của cổ phiếu với những vị thế đúng, đương nhiên sẽ không có cách nào tối ưu nhất vì nó còn phù hợp với tính cách của mỗi người và lựa chọn của mỗi người. Sau khi xây dựng nguyên tắc rồi, hãy quay trở lại những giao dịch cũ, kiểm định xem nguyên tắc này có giúp bạn bảo toàn lợi nhuận trong những lần trước hay không? Nếu có, đã là cách tối ưu nhất hay chưa? Liên tục cải thiện và hoàn thiện nguyên tắc bán sẽ giúp bảo vệ bạn khi thị trường hoặc cổ phiếu có tín hiệu bán!
Dưới đây là một vài nguyên tắc quản trị rủi ro của mình:
• Một số nguyên tắc để quản trị rủi ro:
• Stoploss ở mốc lỗ 4-8% – không ngoại lệ
• Không bao giờ trung bình giá giảm & bắt đáy, cổ phiếu break về nền là yếu.
• Không all in 1 mã.
• Việc đầu tiên khi mua cổ phiếu là hãy đánh giá lại tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận – mình có thể sai nhiều nhất bao nhiêu? Và đúng nhiều nhất bao nhiêu? Hãy ưu tiên cho vị thế có Tỷ lệ này càng thấp càng tốt
• Di chuyển lệnh dừng lãi lên các thanh nến cường lực
• Hãy chốt dần hoặc chốt hết vị thế nếu thấy có dấu hiệu của sự rủi ro (explosion gap, lỏng lẻo, x2 từ nền, dòng tiền hoảng loạn, bad market, biến động bất ngờ cổ phiếu, giảm quá 8 – 10% từ đỉnh, trong phiên cổ phiếu giảm quá 3-5% cả phiên, mẫu hình đảo chiều vùng đỉnh, các đường trenline dốc lên của xu hướng…)
• Không mua quá sự tăng giá 10 – 15% từ điểm mua tốt nhất. Kiên nhẫn dùng tip trading trên 1 cổ phiếu.
• Mẫu hình dài, có câu chuyện => kỳ vọng lớn *mức lãi trung bình 30-50% hoặc x2; mẫu hình ngắn, lướt sóng => kỳ vọng nhỏ. *mức lãi trung bình 15-25%
• Giải ngân vốn theo mô hình kim tự tháp.
• Margin là con dao hai lưỡi.
Cuối cùng, bản thân mình đồng ý rằng quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận, thì làm sao cũng được, miễn là thắng! Nhưng đã đầu tư, càng ngày hệ thống giao dịch nó phải càng hiệu quả! Chứ không giống như anh trai mình, mua lãi 65% rồi lại giảm về -10% rồi tăng lại 18%, vẫn được nhưng tốn thời gian và bây giờ lại chờ tiếp để lên lại 65%, trong khi đó mình có thể tăng vòng quay danh mục và tối ưu hoá lợi nhuận hoặc nếu đợt sau này cổ phiếu A đẹp lại thì chúng ta tiếp tục quay trở lại cổ phiếu! Điều này giúp tăng hiệu quả danh mục đầu tư!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Đây chỉ là quan điểm cá nhân của một nhà giao dịch theo xu hướng! Bạn hoàn toàn có thể xem đây là một bài tham khảo nếu cảm thấy phù hợp!
Nguồn: https://fireant.page.link/5tbDMtE3T2Bs87xh9