Những bài học từ huyền thoại giao dịch “chưa bao giờ thua lỗ”: Stanley Druckenmiller.

Nhà quản lý quỹ huyền thoại Stanley Druckenmiller là nhân vật đang sợ giống như George Sors. Là người bạn tri kỷ cùng với Soros trong thương vụ đánh sập ngân hàng trung ương Anh năm 1992, Druckenmiller được ví như là “cổ máy kiếm tiền vĩ đại trong lịch sử”. Mọi người mô tả ông như sau:  “vừa có khả năng phân tích như Jim Roger, vừa có khả năng kiếm tiền như George Soros và đồng thời có gan của một con bạc liều lĩnh”.

“Cỗ máy kiếm tiền vĩ đại trong lịch sử” là điều không sai về ông. Trong suốt hơn 30 năm hành nghề giao dịch tài chính, Druckenmiller đạt tỷ suất sinh lợi ấn tượng 30%/năm. Và đáng ngạc nhiên hơn, độ ổn định rất cao….đặc biệt là…ông…chưa bao giờ thua lỗ. Cho tới khi ông nghỉ hưu trên đỉnh cao danh vọng năm 2010, với tổng tài sản quản lý lên đến 20 tỷ đôla, giới đầu tư phải thốt lên kinh ngạc vì Druckenmiller chưa có năm nào thua lỗ. Thành tích thua lỗ dài nhất của ông là 5 quý liên tiếp (nhưng thuộc 2 năm khác nhau và kết thúc năm đều lãi).

Với tỷ suất sinh lợi 30% trong hơn 30 năm, 1,000 USD đầu tư vào quỹ của Druckenmiller sẽ biên thành 2.6 triệu đôla.

Trong bài viết này, tôi giới thiệu đến các bạn quan điểm và triết lý giao dịch của Druckenmiller.

  1. Điều gì khiến giá cổ phiếu chuyển động; hãy tập trung vào dòng tiền do các ngân hàng trung ương tạo ra.

Trong cuốn sách “The New Market Wizard”, Druckenmiller đã trả lời như sau về định giá cổ phiếu.

“Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách và nghiên cứu về cổ phiếu….Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người, cho đến tận ngày nay, nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng hoặc giảm.”

Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẫn. Mọi người nghĩ rằng đó là các yếu tố cơ bản, định giá, lơi nhuận, nhưng điều này là hết sức sai lầm. Tôi cho rằng: “lợi nhuận không làm giá cổ phiếu thây đổi, đó chính là FED…hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền-hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động.”

Thannh khoản là sự tăng lên hoặc thu hẹp của tiền, đặc biệt là tín dụng. Đây là biến số quan trọng nhất chi phối nền kinh tế và thị trường tài chính. Fed là người cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới. Vì thế, phải luôn quan sát kỹ động thái của FED.

Điều này không có nghĩa doanh số hay lợi nhuận không có ý nghĩa gì. Chúng vẫn rất quan trọng đối với một số nhóm ngành. Ông nói: ” Đối với cổ phiếu ngân hàng, yếu tố chính chi phối giá là lợi nhuận. Nhưng đối với ngành công nghiệp, yếu tố chính là khả năng sản xuất (capacity). Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu ngành hóa chất là nó còn nhiều năng lực sản xuất và có chất xúc tác để tin rằng, nhu cầu đang tăng lên. Ngược lại, thời điểm tốt để bán các cổ phiếu này chính là khi có các thông báo về xây dựng nhà máy mới, và khi lợi nhuận sụt giảm. Lý do cơ bản là, việc xây dựng nhà máy mới thường khiến cho lợi nhuận suy giảm 2-3 năm tới, và thị trường cổ phiếu sẽ phản ứng với điều này.”

Thị trường tài chính là cỗ máy chiết khấu tương lai. Nhiều người sử dụng lợi nhuận gần đây và ngoại suy cho tương lai. Nhưng mọi người không hiểu cơ chế tác động đến lợi nhuận tương lai của từng ngành cụ thể.

2. Druckenmiller thiên về sử dụng phân tích kỹ thuật hơn là yếu tố cơ bản. Tuyệt đối không dùng định giá để định thời điểm mua

Ông nói: “Một điều giúp tôi nhận ra cổ phiếu tăng hay giảm là sử dụng phân tích kỹ thuật. Tôi là người theo thiên hướng phân tích kỹ thuật. Mặc dù tôi là ông chủ, nhưng mọi người nghĩ tôi là gã lập dị vì giữ rất nhiều cuốn sách đồ thị. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng phân tích kỹ thuật rất hiệu quả. Tôi không bao giờ sử dụng định giá đê định thời điểm thị trường. Tôi chỉ quan tâm đến vấn đề thanh khoản và phân tích kỹ thuật để định thời điểm.”

3. Đầu tư tập trung, không đa dạng hóa. “Tôi là một con heo tham lam”

Ông nói:”Bạn thấy đấy, các nhà đầu tư thành danh khác như Warren Buffett, Carl Icahn, Ken Langone, tất cả đều đầu cơ rất tập trung. HỌ không dàn trãi, đa dạng hóa.“. Điều này khiến tôi nhớ đến câu nói của Warren Buffett. “Đa dạng hóa là nhằm chống lại sự ngu dốt.”

“Tôi là một con heo tham lam”. Vâng, khi tôi thấy tin tưởng vào một giao dịch là đúng. Tôi sẽ tập trung tiền vào nó. “Tôi dồn tất cả trứng vào một giỏ và trông cái cái giỏ cẩn thận”. Một quan điểm trái ngược với truyền thống: “đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nếu muốn kiếm tiền và trở thành nhà giao dịch siêu hạng, bạn phai có máu tham lam, có sự liều lĩnh của một con bạc.

4. Tư duy của nhà giao dịch chiến thắng và xử lý thua lỗ

Theo Druck, để trở thành nhà giao dịch thành công, bạn cần phải trở nên “quả quyết, tư duy rộng mở, linh hoạt và cầu tiến”.

Vào ngày trước cuộc sụp đổ năm 1987, Druckenmiller đã chuyển từ vị thế bán sang mua vì ông nghĩ rằng, đơt bán tháo đã kết thúc. Ông thấy thị trường nảy lên tại  mức hỗ trợ. Nhưng suốt ngày hôm đó, ông nhận ra, ông đã phạm phải sai lầm khủng khiếp. Ngày hôm sau, ông đảo ngược toàn bộ vị thế và kiếm được bộn tiền. Tư duy linh hoạt là mấu chốt của một nhà giao dịch thành công. Câu nói nổi tiếng của ông là: “Good traders liquidate their positions when they believe they are wrong; great traders reverse their positions when they believe they are wrong. Một nhà giao dịch giỏi đóng vị thế khi họ tin rằng, họ đã sai. Nhưng một nhà giao dịch vĩ đại đảo ngược vị thế khi họ tin rằng họ đã sai”

Đừng để cho các khoản lỗ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Nếu bạn cực kỳ tự tin, các khoản lỗ chẳng thể nào ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của bạn. Tôi học điều đó từ George Soros. Ông ấy coi nhẹ thua lỗ.  Khi có một giao dịch không hoạt động, Soros đóng vị thế nhanh chóng vì ông tin rằng, ông có thể nhanh chóng kiếm lại tiền ở giao dịch khác.

Một trong những phần khá khăn nhất của giao dịch tài chính là phải bảo về vốn. Sinh tồn là điều quan trọng. Nên nhớ, Đế chế La Mã không được tạo dựng trong một ngày nhưng Hiroshima có thể bị phá hủy trong một ngày.

 

Nguồn: Trương Minh Huy – Chiemtinhtaichinh.com